#01 | Đứa trẻ bên trong bị tổn thương

Bài viết này sẽ khám phá sâu hơn chủ đề về đứa trẻ bên trong bị tổn thương, cách mà đứa trẻ nhỏ bé này có thể ảnh hưởng đến bản thể trưởng thành của chúng.

Đứa trẻ bên trong là những phần trong tâm hồn chúng ta vẫn còn đầy sự ngây thơ, ngạc nhiên và kỳ diệu. Khi đứa trẻ bên trong của chúng ta khỏe mạnh và chúng ta được kết nối với chúng, chúng ta có xu hướng được tiếp thêm sinh lực, được truyền cảm hứng và phấn khích.

Tuy nhiên, điều gì xảy ra khi đứa trẻ bên trong của chúng ta bị tổn thương từ sang chấn quá khứ, và chúng ta bị mất kết nối với chúng? Khi chúng ta bỏ mặc đứa trẻ bên trong trong tâm hồn mình, khi lớn lên, chúng ta cảm thấy bị mất kết nối với cuộc sống, mệt mỏi, trống rỗng, và không hạnh phúc.

Bài viết này sẽ khám phá sâu hơn chủ đề về đứa trẻ bên trong bị tổn thương, cách mà đứa trẻ nhỏ bé này có thể ảnh hưởng đến bản thể trưởng thành của chúng.

ĐỨA TRẺ BÊN TRONG LÀ GÌ?

Khái niệm đứa trẻ bên trong lần đầu tiên được đề xuất bởi nhà tâm lý học Carl Jung sau khi ông xem xét những cảm xúc và tình cảm bên trong như trẻ thơ của chính mình. Jung cho rằng chính phần bên trong này của tất cả chúng ta đã ảnh hưởng đến mọi việc chúng ta làm và những quyết định mà chúng ta đưa ra.

Những đứa trẻ bên trong là chúng ta khi chúng ta còn là những đứa trẻ mà không bao giờ lớn. Chúng là người lưu giữ tất cả những kỷ niệm, tình cảm dù tốt hay xấu mà chúng ta đã trải qua. Những thông điệp đã học được này xuất hiện khi chúng ta bất lực và phụ thuộc vào người chăm sóc của mình.

Không may thay, cũng chính những đứa trẻ bên trong này là những người hấp thụ tất cả những lời nói và hành động tiêu cực và có hại của những người vốn lẽ ra phải giữ cho chúng ta an toàn. Một khi bị tổn thương, những đứa trẻ bên trong này ảnh hưởng một cách tiêu cực lên con người chúng ta khi trưởng thành, nắm giữ quyền năng lớn lao lên các mối quan hệ và quyết định của chúng ta.

NHỮNG THÔNG ĐIỆP KHÔNG AN TOÀN MÀ TRẺ EM TIẾP NHẬN

Tất cả mọi trẻ em đều xứng đáng được cảm thấy an toàn – an toàn khỏi tổn hại, nỗi sợ, và thiếu thốn. An toàn không có nghĩa chỉ là an toàn thể chất mà còn cả về mặt sức khỏe tình cảm và tinh thần nữa. Khi trẻ em cảm thấy an toàn trong gia đình nơi chúng được sinh ra, những ranh giới của chúng được tôn trọng, và những nhu cầu của chúng được đáp ứng nên chúng cảm thấy an toàn.

Sang chấn tuổi thơ hủy diệt cảm giác về an toàn của đứa trẻ khi những nhu cầu của chúng không được đáp ứng, khiến chúng trở nên cảnh giác quá mức và sợ hãi. Khi trưởng thành, những đứa trẻ bên trong này không bao giờ mất đi, và cảm giác không an toàn và thấy thế giới là một nơi khủng khiếp và nguy hiểm cũng không mất đi. Khi một đứa trẻ liên tục cảm thấy bị đe dọa, một vết thương hở lớn sẽ mở ra trong tâm hồn chúng, đau đớn đến mức nhiều người lớn đã kìm nén nó mà không hay biết. (Kneisl 1991)

Lời nói cũng có thể gây tổn thương nặng nề như hành động với một số tín hiệu gửi đến trẻ để lại những vết sẹo sâu có thể tồn tại suốt đời.

Sau đây là một số câu nói và hành động của cha mẹ để lại những vết thương hở cho trẻ:

  • Không cho phép đứa trẻ có những ý kiến riêng.
  • Không khuyến khích trẻ chơi đùa hay vui vẻ.
  • Không được phép thể hiện những cảm xúc mạnh mẽ.
  • Trừng phạt vì lên tiếng. Người chăm sóc liên tục làm trẻ xấu hổ.
  • Không cho phép trẻ tự phát. Trẻ không được ôm hôn hay âu yếm đúng mực.
  • Những đứa trẻ không nhận được hỗ trợ về tình cảm và thể chất khi lớn lên sẽ trở thành những người lớn gây tổn thương cho người khác.

3 CÁCH THÔNG THƯỜNG MÀ TRẺ EM BỊ LÀM CHO CẢM THẤY KHÔNG AN TOÀN

Trẻ em khao khát và xứng đáng được đáp ứng những nhu cầu của mình cũng như cảm thấy an toàn và được yêu thương. Tuy nhiên, ngay cả trong xã hội tiên tiến ngày nay, nhiều trẻ em vẫn bị bỏ rơi và bị tổn thương. Có ba kiểu sang chấn mà trẻ em phải chịu đựng do người chăm sóc gây ra tổn thương cho những đứa trẻ bên trong mà sau này là những người trưởng thành.Ba kiểu đó bao gồm sự bỏ mặc về thể chất, cảm xúc và tâm lý.

  • BỎ MẶC VỀ THỂ CHẤT

An toàn vật chất và dinh dưỡng là những nhu cầu cơ bản của con người được người chăm sóc cung cấp miễn phí cho trẻ em. Tuy nhiên, khi nhu cầu thể chất bị bỏ mặc, những quyền lợi này bị xâm phạm và thiếu thốn. Rủi thay, bỏ mặc về thể chất không chỉ có nghĩa là đứa trẻ không có thức ăn và nơi ở. Nó còn có nghĩa là một số dạng lạm dụng đang diễn ra, chẳng hạn như lạm dụng tình dục.

Những hậu quả của kiểu bỏ bê này thật tàn khốc.

Dưới đây chỉ là MỘT SỐ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC của việc bỏ mặc thể chất đối với trẻ em và người lớn mà chúng trở thành sau này:

- Lòng tự trọng thấp

- Rối loạn ăn uống

- Tự làm hại bản thân

- Các chứng nghiện

- Hành vi bạo lực

- Rối loạn chức năng tình dục

  • BỎ MẶC VỀ TÌNH CẢM:

Trong kiểu bỏ mặc này, người chăm sóc trẻ không thể hiện đủ sự quan tâm đến nhu cầu tình cảm của trẻ về sự hỗ trợ, tôn trọng và yêu thương. Trong những trường hợp này, người chăm sóc không chú ý đến hoặc chỉ trích bất kỳ biểu hiện cảm xúc nào mà trẻ có thể cần.

Giống như lạm dụng thể chất, các triệu chứng và hậu quả của kiểu bỏ mặc này rất nghiêm trọng khi trưởng thành.

- Giá trị bản thân thấp

- Đè nén cảm xúc

- Phớt lờ nhu cầu tình cảm của bản thân

- Trầm cảm

- Lo âu

- Lảng tránh sự gần gũi hoặc thân mật tình cảm

  • BỎ MẶC VỀ TÂM LÝ:

Kiểu bỏ mặc này xảy ra khi những người chăm sóc trẻ không lắng nghe, nuôi dưỡng và đón nhận những con người tươi đẹp mà vốn là chính họ. Hình thức bỏ mặc này bao gồm bất kỳ hoặc tất cả những điều sau đây:

- Gọi tên

- Sỉ nhục

- Chế nhạo

- La mắng

- Gaslighting [một dạng thao túng tâm lý làm người khác sợ hãi và nghi ngờ bản thân]

- Thiếu sự riêng tư

- Công khai đe dọa

Các TRIỆU CHỨNG xảy ra khi đứa trẻ bên trong phải chịu đựng kiểu bỏ mặc này và sống chung với người lớn có thể là:

- Cảm xúc tức giận ngấm ngầm

- Không có khả năng yêu thương bản thân

- Việc phát triển lòng tự trọng thấp

- Các chứng nghiện- Loạn thần kinh

- Các bệnh tâm lý

- Bệnh tật thể chất

- Thể hiện sự thiếu tôn trọng người khác

- Các vấn đề trong việc duy trì một mối quan hệ lành mạnh

- Có thể thấy, những vết thương mà trẻ em gánh chịu sẽ trở thành những tổn thương của đứa trẻ bên trong người lớn khi họ trưởng thành và rời khỏi ngôi nhà đó.

MỘT SỐ DẤU HIỆU BẠN CÓ MỘT ĐỨA TRẺ BÊN TRONG BỊ TỔN THƯƠNG

Bước đầu tiên để chữa lành đứa trẻ bên trong bạn là thừa nhận rằng nó ở đó và rằng nó bị tổn thương. Tổn thương gây ra cho đứa trẻ bên trong bạn có mối tương quan trực tiếp với những cách bạn cảm thấy không an toàn trên thế giới.

Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy bạn có một đứa trẻ bên trong bị tổn thương:

  • Một cảm giác sâu sắc rằng có điều gì đó không ổn với bạn.
  • Là người làm hài lòng mọi người.
  • Trở thành kẻ nổi loạn và cảm thấy sống động khi xung đột với người khác.
  • Là người tích trữ.
  • Không thể buông bỏ của cải và con người.
  • Cảm thấy lo lắng với cái gì đó mới mẻ.
  • Cảm thấy tội lỗi vì đã thiết lập ranh giới. Phấn đấu trở thành người siêu thành đạt
  • Cứng nhắc và là người cầu toàn.
  • Có vấn đề với việc bắt đầu và kết thúc nhiệm vụ.
  • Thể hiện sự tự phê bình liên tục.
  • Cảm thấy xấu hổ khi thể hiện cảm xúc.
  • Xấu hổ về cơ thể của bạn.
  • Mất lòng tin sâu sắc vào bất cứ ai khác.
  • Tránh xung đột, bằng bất cứ giá nào.
  • Nỗi sợ bị bỏ rơi.

Nếu bạn nhận ra mình trong nhiều (không nhất thiết là tất cả) những điều kể trên thì khả năng cao là bạn có một đứa trẻ bên trong bị tổn thương.

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỨA TRẺ BÊN TRONG TRONG TẤT CẢ MỖI CHÚNG TA

Những đứa trẻ bên trong sống trong tâm hồn con người ảnh hưởng trực tiếp đến mọi việc chúng ta làm. Người lớn bị điều khiển một cách ngấm ngầm bởi đứa trẻ vô thức bên trong họ, và điều này khiến đứa trẻ nắm quyền kiểm soát cuộc sống của họ. Khi bị tổn thương, những đứa trẻ nhỏ này đầy giận dữ, xấu hổ và đôi khi nổi cơn thịnh nộ vì sự ngược đãi mà chúng đã phải chịu đựng. Những đứa trẻ bên trong là lăng kính để những người lớn bị tổn thương đưa ra các quyết định của mình.

Bạn có thể tưởng tượng con bạn hoặc một đứa trẻ bạn nhìn thấy trên đường phố đang cố gắng hiểu các mối quan hệ của người lớn không? Hoặc đưa ra quyết định nghề nghiệp? Có thể đoán trước được, những nỗ lực như vậy chỉ có thể kết thúc trong thảm họa. Tuy nhiên, đây là điều xảy ra hàng ngày trong cuộc sống của những người có đứa trẻ bên trong bị tổn thương.

Những phần nhỏ bé, lạc lõng và cô đơn này trong chúng ta sợ hãi, lo lắng và bất an, và điều đó có thể khiến cuộc sống của chúng ta khốn khổ. Tuy nhiên, vẫn có hy vọng. Chuyển hóa đứa trẻ bên trong, bao gồm cả việc làm cha mẹ cho chính mình, có thể xoa dịu nỗi đau và chữa lành vết thương để lại bởi những người chăm sóc ngược đãi và độc hại.

-----------------------------------------------------------

“Cô ấy ôm lấy chính mình cho đến khi tiếng nức nở của đứa trẻ bên trong lắng xuống hoàn toàn. Chị thương em, cô tự bảo với bản thân mình. Mọi chuyện sẽ ổn thôi.” ~ H. Raven Rose

“Nỗi đau của bạn cần được nhận ra và thừa nhận. Nó cần phải được thừa nhận và sau đó được giải tỏa. Trốn tránh nỗi đau cũng giống như việc từ chối nó.”~ Yong Kang Chan

-----------------------------------------

The Domdom Healing Garden

Khu vườn chữa lành Đom Đóm - không gian trị liệu và chăm sóc thế giới tinh thần cùng bạn!

Địa chỉ:27, đường số 3, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức
Điện thoại:0932360164
Email:thedomdomhealinggarden@gmail.com

Follow Vườn

Bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ Đom Đóm?

Hãy để lại địa chỉ email để Đom Đóm thông báo cho bạn về các hoạt động và bài viết bổ ích nhé!