Vết thương bị chối bỏ/ từ chối (𝑹𝒆𝒋𝒆𝒄𝒕𝒊𝒐𝒏 𝑾𝒐𝒖𝒏𝒅) - Kỳ 2

DẤU HIỆU TRÊN CƠ THỂ VẬT LÝ

Bạn thân mến!

Vết thương bị chối bỏ/ từ chối là một vết thương rất sâu, bởi vì những người mang tổn thương này sẽ thường cảm thấy không chỉ cơ thể (ngoại hình) của họ, mà cả quyền tồn tại của họ đang bị chối bỏ và không được chấp nhận như họ vốn có, vốn là.

Đây là vết thương xuất hiện đầu tiên trong năm vết thương, nó xuất hiện rất sớm, có thể ngay từ khi chào đời hoặc thậm chí trước đó nữa.

Những người cảm thấy bị chối bỏ/ từ chối thường không khách quan. Họ giải thích các biến cố thông qua bộ lọc bị tổn thương của họ và vì vậy họ cũng cảm thấy bị từ chối ngay cả khi sự kiện đó không thực sự như vậy.

Từ khoảnh khắc đứa trẻ cảm thấy bị chối bỏ/ từ chối, chúng bắt đầu tạo ra mặt nạ RÚT LUI. Mặt nạ rút lui hình thành nên một nhân cách mới (những hành vi, suy nghĩ không phải là chính mình, mà nó đang được diễn dịch, hành động dựa trên tổn thương bị chối bỏ), một nhân vật mới được hình thành và phát triển nhằm bảo vệ bản thân để tránh bị chối bỏ/ từ chối thêm bất kỳ lần nào nữa.

Chính từ mặt nạ rút lui này, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy biểu hiện ở cơ thể của họ. Chúng ta có thể rất dễ dàng nhận ra những biểu hiện của người bị chối bỏ/ từ chối, đó là việc họ sẽ làm mọi cách để cho họ dễ dàng biến mất hơn hoặc ít nhất là ít hiện diện hoặc không bị nhìn thấy trong một nhóm. Chính vì vậy, ngay cả cơ thể của họ, họ cũng mang hình thể không muốn chiếm quá nhiều không gian, trở nên nhỏ bé, hoặc có thể bị mất đi một vài bộ phận trên cơ thể. Những người mang tổn thương bị chối bỏ/ từ chối dành cả đời để cố gắng không bị phát hiện và nhìn thấy:

  • Cơ thể của họ có vẻ như co lại, rụt lại. Điều này nhìn rõ nhất khi ở đám đông, đứng trước đám đông họ sẽ làm thế nào để “gói gọn” mình nhỏ nhất có thể: rụt vai, rúm người, gù lưng…
  • Bạn có thể quan sát rõ hơn khi những người mang tổn thương bị chối bỏ ngồi. Họ sẽ cuộn tròn bản thân lại và luôn chọn ngồi trong các ngóc ngách, các góc nhà hoặc bên rìa phòng. Một cách vô thức, họ sẽ là người chiếm ít diện tích nhất ở một môi trường nào đó.
  • Dáng vẻ hoặc các bộ phận cơ thể họ thường mỏng và hoặc bị teo: bạn có thể nhìn rất rõ ở những người có cổ tay, cổ chân… hoặc 1 vài bộ phận trên cơ thể nhỏ bất thường so với tỉ lệ cơ thể của họ Ngoại hình nhỏ con, gầy…
  • Một cơ thể dường như chỉ có da bọc xương, chúng ta có thể suy ra rằng vết thương trong lòng họ còn lớn hơn. Dù họ có cố gắng ăn nhiều, luyện tập hay sử dụng bất kỳ phương pháp nào khác để can thiệp, nhưng nếu họ vẫn chưa chữa lành được tổn thương này thì họ có ăn nhiều bao nhiêu nữa thì họ sẽ vẫn gầy. Những người mang tổn thương này thường rất tự ti về ngoại hình của chính bản thân mình.
  • Cơ thể họ thường rời rạc, có vẻ như không hoàn chỉnh. Họ cảm thấy cơ thể của họ rất rời rạc, các bộ phận không liên quan đến nhau. Đôi khi họ còn mất cảm nhận, kết nối với một số bộ phận trên cơ thể của họ.
  • Tỉ lệ cơ thể không cân xứng: một nửa bên trái – bên phải hoặc bên trên – bên dưới của bạn bị lệch về kích thước to – nhỏ. Ví dụ: phần từ bụng trở lên vai của bạn rất to nhưng từ phần hông xuống chân trở xuống thì rất nhỏ hoặc ngược lại. Hoặc có thể bạn bị lệch phần vai trái/ vai phải…
  • Vai thường hướng về phía trước và cánh tay thường sát với cơ thể. Khi bạn nhìn thấy một người nào đó có thân hình dị dạng thương hại, bạn cũng có thể đặt câu hỏi rằng liệu người đó có bị chối bỏ/ từ chối.
  • Đôi mắt của người mang tổn thương bị chối bỏ thường nhỏ. Đôi mắt họ dường như trống rỗng hoặc ráo hoảnh, thường đầy vẻ sợ hãi, có quầng thâm xung quanh mắt. Họ rất e ngại để nhìn thẳng vào mắt ai đó để giao tiếp, họ thường có xu hướng nhìn đi những chỗ khác, hoặc đôi mắt trở nên trùng xuống.
  • Khuôn mặt nhỏ hoặc các nét trên khuôn mặt nhỏ hơn so với tỉ lệ cơ thể của họ
  • Dễ mắc các vấn đề về da: thường bị mụn, dễ bị dị ứng… bạn có thể quan sát bản thân hoặc những người thân xung quanh, bất kể khi nào những người có tổn thương bị chối bỏ cần đối diện với 1 đám đông, hoặc nhiều người xa lạ, có thể trước đó 3-5 ngày họ sẽ bắt đầu nổi mụn, dị ứng… hay một biểu hiện nào đó về cơ thể của họ. Gặp vấn đề về da là một cách vô thức để đảm bảo rằng họ sẽ an toàn, không ai muốn đến gần họ để họ được ở một mình.
  • Lòng bàn tay hay ra mồ hôi, hoặc khô/bong da. Đặc biệt khi họ phải đứng trước đám đông, nhiều người, hoặc ngay cả khi họ cảm thấy sợ hãi, lo lắng, bất an về chuyện gì đó. Đây là 1 chiến lược của vô thức để nói rằng: đừng có ai đến gần tôi, đừng có chạm vào tôi…
  • Họ thường thích ăn những khẩu phần ăn nhỏ (ăn vặt). Họ dễ bị mắc chứng chán ăn tâm lý.
  • Luôn cảm thấy mình mập/ béo và tìm mọi cách để giảm cân trong khi thực tế họ thực sự gầy. Những người mang tổn thương này luôn bị ám ảnh bởi sự to/béo/kích thước lớn. Nên vô thức, họ sẽ luôn tìm cách để khiến bản thân mình gầy nhất có thể. ...

Trên đây là một vài những biểu hiện bên ngoài cơ thể vật lý của một người mang tổn thương bị chối bỏ. Có thể đâu đó bạn sẽ thấy mình có một hoặc một vài những biểu hiện như vậy, hoặc đôi khi bạn chỉ thấy ngờ ngợ mà không dám chắc mình có những biểu hiện đó hay không. Hãy dành thời gian để quan sát cơ thể của chính mình, hãy dành thời gian để được quan sát tổng thể cơ thể của chính mình, Đom Đóm tin bạn sẽ có một vài điều bất ngờ về chính cơ thể của mình!

Cơ thể không bao giờ nói dối chúng ta bất kể điều gì! Nó chính xác là kênh dẫn thông minh và tuyệt vời nhất những nội tâm sâu thẳm của mỗi cá thể!

Vết thương ngăn cản chúng ta là chính mình; điều này tạo ra một sự tắc nghẽn và cuối cùng có thể gây ra vấn đề về sức khỏe. Mỗi vết thương thu hút những vấn đề về sức khỏe nhất định phụ thuộc vào thái độ bên trong của chúng ta.

Bài viết tiếp theo Đom Đóm sẽ gửi tới bạn những vấn đề về sức khỏe mà người mang tổn thương bị chối bỏ/ từ chối có thể gặp phải. Những vấn đề về sức khỏe bị tác động là do vết thương đã tắc nghẽn đủ lâu, và thái độ của chúng ta, kèm theo sự nhận thức của chúng ta về vết thương, tắc nghẽn đó. Những vấn đề về sức khỏe không tự nhiên hình thành và trở nên không tốt. Đó là sự mất cân bằng ở bên trong mỗi người. Chúng ta cần nhận thức rõ ràng về những gì chúng ta đang đối diện và có một thái độ đúng đắn với những vấn đề đó.

Để tìm hiểu về tâm lý, hành vi của những người mang tổn thương bị chối bỏ/ từ chối, bạn có thể đọc bài viết tại link: https://bit.ly/3oodrLZ

  • Nguồn: Healing your wounds & find your true self – Lise Bourbeau
  • Toàn bộ bài dịch, biên soạn và hình ảnh thuộc về trí tuệ sáng tạo của The Domdom Healing Garden, mọi sao chép/trích dẫn vui lòng ghi rõ nguồn, nếu không Domdom xin phép liên lạc đề nghị gỡ bỏ.

Trân trọng!

The DomDom Healing Garden

The Domdom Healing Garden

Khu vườn chữa lành Đom Đóm - không gian trị liệu và chăm sóc thế giới tinh thần cùng bạn!

Địa chỉ:27, đường số 3, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức
Điện thoại:0932360164
Email:thedomdomhealinggarden@gmail.com

Follow Vườn

Bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ Đom Đóm?

Hãy để lại địa chỉ email để Đom Đóm thông báo cho bạn về các hoạt động và bài viết bổ ích nhé!