Tại sao chúng ta lại khó yêu thương chính mình và người khác đến vậy?

Hành trình thức tỉnh bắt đầu một quá trình khám phá và nhận diện tất cả các bức tường mà chúng ta đã tạo ra để ngăn chặn việc chúng ta có thể yêu thương và được yêu thương. Hãy cũng xem nhé!

Bạn thân mến,

Trạng thái kết nối sâu sắc với Tình yêu vô điều kiện phổ quát là một trong những hành trình thức tỉnh mang lại những món quà tuyệt vời nhất. Có nhiều miêu tả trước đây của các bậc thầy giác ngộ đã trải qua một cấp độ tình yêu thương và sự kết nối vô điều kiện mà chúng ta không thể thiếu được. Chỉ cho đến khi chúng ta nhổ bỏ được tất cả các rào chắn của chúng ta để yêu thương. Hành trình thức tỉnh bắt đầu một quá trình khám phá và nhận diện tất cả các bức tường mà chúng ta đã tạo ra để ngăn chặn việc chúng ta có thể yêu thương và được yêu thương. Hãy cùng xem nhé!

Hãy cùng tôi bắt đầu đơn giản bằng cách định nghĩa tình yêu thương là gì? Từ điển liệt kê định nghĩa Tình yêu thương là một danh từ chỉ một cảm giác mãnh liệt của tình cảm sâu đậm. Nhưng nếu chúng ta mô tả về tình yêu thương – một sức mạnh diệu kỳ nhất trong vũ trụ này bằng một khái niệm khá hời hợt như vậy thì hẳn là sẽ không bao hàm hết được ý nghĩa thực sự của nó. Một tâm hồn – bất kể họ là ai thì tận sâu trong thâm tâm họ, chỉ muốn được yêu thương. Tình yêu thương là một sức mạnh duy trì mạnh mẽ đến mức đôi khi thiếu vắng nó trong cuộc đời có thể đe dọa sự sống còn của chúng ta. Em bé mới sinh không thể tồn tại mà không có tình yêu thương. Việc mất đi người bạn đời lâu năm trong cuộc sống của những người cao tuổi có thể khiến họ đau buồn đến chết vì một trái tim tan vỡ. Nhiều người trong chúng ta bị ám ảnh trong việc không ngừng tìm kiếm tình yêu thương, thâm chí sẵn sàng dành phần lớn cuộc đời để theo đuổi nó, có phải vậy không?!

Vì vậy, nếu như tất cả chúng ta đều mong muốn và khao khát nguồn năng lượng tuyệt vời này có mặt trong cuộc đời mình, thì tại sao chúng ta lại che chắn bản thân khỏi nó bằng cách chống lại chính thứ mà chúng ta khao khát nhất??? Khó hiểu hơn nữa, đó là nhiều người trong chúng ta, thâm chí có thể ngăn chặn tình yêu thương đến với mình mà hoàn toàn không hề ý thức về điều đó.

Tại sao chúng ta ngăn chặn chính mình từ việc yêu thương và được yêu thương?

Có một thực tế rằng, chúng ta ngăn chặn bản thân mình khỏi tình yêu thương bới vì chúng ta đã từng bị tổn thương trong tình cảm và chúng ta đang cố gắng (một cách có ý thức hoặc vô thức) để bảo vệ bản thân khỏi bị tổn thương theo cách đó một lần nữa. Tình yêu thương kể từ lúc đó đã vô thức trở thành kẻ thù của chúng ta vì chúng ta nghĩ nó chính là lí do gây ra nỗi đau này của chúng ta vậy, là nguyên nhân của sự tổn thương, đau đơn của chúng ta, và vì thế, chúng ta tự động tạo ra cơ chế gạt tình yêu thương ra xa mình, đẩy nó đi hoặc nặng hơn là làm tê liệt nó mà không có bất kỳ nhận thức thực sự nào về việc chúng ta đã làm điều đó bằng cách nào.

Chúng ta ngăn chặn bản thân mình khỏi tình yêu thương bởi vì chúng ta đã từng bị tổn thương trong tình cảm và chúng ta đang cố gắng (một cách có ý thức hoặc vô thức) để bảo vệ bản thân khỏi tổn thương theo cách đó một lần nữa.

Từ nơi này, bạn có thể tìm thấy tình yêu thương tuyệt vời, hòa hợp, vui vẻ nhất trong thế giới của mình, nhưng nếu bạn có đầy rào cản và cơ chế phòng vệ để ngăn chặn khỏi yêu thương như vậy, tôi rất tiếc phải nói với bạn rằng, lúc đó bạn sẽ không thể cho phép mình được yêu thêm một lần nào nữa… Có một điều rất vi tế xảy ra trong hệ thống tâm trí của bạn lúc này là, trong một nỗ lực tuyệt vọng để bảo vệ chính mình, bạn có thể hoàn toàn không biết rặng bạn đang phóng chiếu lên nó, phá hoại nó hoặc chạy khỏi nó – và những chương trình/ mô thức này có thể được tạo tác ra theo vô số cách ra bên ngoài bằng các tình huống trong đời sống hang ngày mà bạn phải đối mặt. Bây giờ thì bạn biết đấy, nỗi đau và tổn thương tình cảm có thể khiến tâm lý của chúng ra xây dựng nên các loại hành vi và chương trình để đảm bảo rằng chúng ta sẽ không bao giờ bị tổn thương nữa – và hầu như chúng ta lại không hề ý thức được về điều này.

Thức tỉnh có thể chuyển hóa trái tim của chúng ta?

Sức mạnh chuyển hóa thực sự có được từ sự thức tỉnh chính là nhận thức được về tất cả những điều trên, và đưa sự nhận thức đó vào trái tim của chúng ta và quan sát mà không phán xét những bức tường đang tồn tại ở đó. Chúng ta có thể được giải thoát khỏi xiềng xích của sự thờ ơ, lạnh nhạt của chính mình trước trước tình yêu thương và thay vào đó, chúng ta không những có thể bắt đầu chấp nhận tình yêu thương bên trong bạn với rung động cao hơn phát ra từ luân xa trái tim của chúng ta; để nâng đỡ, chữa lành và an ủi những trái tim bị thương xung quanh bạn.

Chúng ta cần ngừng chiến đấu với tình yêu thương để đạt được nó. Chúng ta cần trở nên nhận thức được về những rào cản này trong chính mình. Nhưng điều này không dễ dàng vì thông thường sẽ có những cục tắc nghẹn trong hệ thống của chúng ta đã ngăn chặn và làm chúng ta mất kết nối với tình yêu thương, khiến chúng ta mắc kẹt ở những hố sâu bên trong chính mình từ rất lâu rồi…

Bạn có sẵn sàng để khám phá các bức tường hay các khối tắc nghẽn mà bạn đang mang trong trái tim mình và tháo bỏ chúng để có thể yêu lại và cảm nhận đầy đủ về nguồn năng lượng yêu thương tuyệt vời xung quanh mình hay chưa?!

Còn bây giờ, hãy cùng khám phá các bức tường hay các khối tắc nghẽn mà bạn đang mang trong trái tim mình, ngăn cản bạn yêu thương và đón nhận yêu thương đến từ những vùng nguyên nhân nào nhé!

Những tổn thương trong quá khứ (và nỗi sợ rằng nó sẽ xảy ra thêm lần nữa)

Mối quan hệ đầu tiên trong cuộc đời của mỗi người chính là mối quan hệ với bố mẹ của chúng ta, và bất kỳ đau khổ hoặc tổn thương cảm xúc nào xảy ra trong thời thơ ấu (đặc biệt ở giai đoạn 0-7 tuổi) đều ở lại trong vô thức của chúng ta, thúc giục chúng ta tránh mọi tình hường có khả năng gây ra những tổn thương, đau đớn như sự kiện đã từng xảy ra trong quá khứ. Xa hơn nữa, một tình bạn sâu sắc bị chia cắt và sự đổ vỡ trong các mối quan hệ tình yêu đôi lứa trong giai đoạn trưởng thành của chúng ta gây ra tổn thương hoặc đau đớn sẽ được hệ thống “bảo vệ” này xử lý theo cách tương tự (cái mà trong trị liệu gọi là các mô thức) – bằng cách tự động bật lên tiếng chuông báo thức cho bạn, rằng “TRÁNH! TRÁNH! TRÁNH!” trong tất cả các mối quan hệ tình cảm sau này trong cuộc đời bạn.

Trong trường hợp này, chúng ta cần học cách lắng nghe tiếng chuông báo thức này một cách đầy tỉnh thức, nhận ra đây chỉ là nỗi sợ hãi đến từ trải nghiệm tổn thương của chúng ta trong quá khứ, sợ rằng những trải nghiệm này sẽ xảy ra một lần nữa và hiện diện trọn vẹn với nỗi đau của chính mình để trấn an phần tâm hồn bị tan vỡ của chính chúng ta đang tuyệt vọng tìm cách tránh để bị tổn thương thêm một lần nào nữa đang lên tiếng. Lúc này đây, bạn cần hết sức cảnh giác với những cảm xúc và suy nghĩ đang trồi lên trong bạn nói rằng: “Anh ấy giống như bố mình” hoặc “Cô ấy giống hệt mẹ mình”…, vì đây thường là những tín hiệu cho thấy chúng ta đang phóng chiếu nỗi đau của chính mình trong quá khứ (với bố, mẹ,…) lên những người đang trong mối quan hệ với mình ở hiện tại. Và điều này nhằm mục đích để bảo vệ chúng ta khỏi bị tổn thương một lần nữa bằng cách tạo ra mô thức “TRÁNH NÉ” trong tất cả các mối quan hệ có khả năng gây ra tổn thương cho bạn ở hiện tại.

Bạn đã từng bị tan vỡ/ phản bội trong tiền kiếp

Nhiều người thực hành tâm linh hay chữa lành thực sự có khả năng nhớ lại những chấn thương trong tiền kiếp ở một mức độ nào đó (dù có ý thức hay vô thức). Có một thức tế rằng một linh hồn trung bình thường trải qua 400 đến 500 kiếp sống để học các bài học của mình và phát triển linh hồn. Rất nhiều người trong số chúng ta đã từng trải qua những mối quan hệ tình yêu kiếp trước rất sâu đậm và có thể đã kết thúc trong bi kịch. Đôi khi, trải nghiệm mất đi người thân, thường xuyên nhất là khi những cái chết đó diễn ra trong hoàn cảnh vô cùng bi thảm hoặc tàn khốc (như chiến tranh, bị giết, những cái chết đột ngột…) khiến cho chúng ta đau đớn tột cùng đến nỗi chúng ta đã quyết định không bao giờ yêu nữa. vấn đề với điều này là nỗi đau từ trải nghiệm trong tiền kiếp đó đã trở thành nỗi ám ảnh và hình thành một niềm tin giới hạn rằng chúng ta sẽ mất đi tình yêu lớn nhất của mình và không bao giờ vượt qua được nỗi đau mất mát này.

Để giải quyết khối tắc nghẽn này, chúng ta cần được chữa lành và giải quyết ở cấp độ linh hồn để vượt qua điều này và giải phóng nỗi sợ hãi quá khứ bằng các công cụ như quy hồi tiền kiếp, chữa lành bằng năng lượng…vv

Lời tuyên thệ và những niềm tin giới hạn

Lời tuyên thệ và những niềm tin giới hạn là rào cản thường hay bị bỏ qua nhất để vượt lên các vấn đề trong bất kỳ lĩnh vực nào trong cuộc sống của bạn. Bạn thử ngẫm lại xem thông thường trong một khoảnh khắc tan vỡ hay đau khổ tột cùng, chúng ta đã thề với chính mình những điều như: “Tôi sẽ không bao giờ yêu một lần nữa” hay “Tôi sẽ không bao giờ tin bất cứ một ai lần nữa!”? Có phải vậy không? Vấn để ở đây là trong quá khứ, chúng ta đã từng đưa ra một hoặc nhiều tuyên bố như vậy trong một trạng thái cảm xúc mạnh liệt và chính những điều này đã in sâu vào vô thức của chúng ta và tạo nên các quyết định giới hạn trong các mối quan hệ tình cảm của bạn trong tương lai kể từ giây phút đó. Những quyết định giới hạn này bằng một cách nào đó đã chủ động ngăn chặn chúng ta không bao giờ có thể yêu thương một lần nào nữa.

Rất nhiều niềm tin giới hạn được tạo ra trong thời thơ ấu (giai đoạn dấu ấn) và có thể xuất phát từ kiếp trước và tiếp tục vận hành trong vô thức của chúng ta cho đến khi chúng ta chữa lành và gỡ bỏ chúng. Chúng ta đã đưa ra quyết định về việc nhận thức về thế giới và bản thân dựa trên cách chúng ta cảm nhận những trải nghiệm của mình, ví dụ như: “Tôi không đáng được yêu thương” hay “mọi người bỏ rơi tôi”…vv. Thật không may, mặc dù thực tế thời điểm đưa ra các niềm tin giới hạn đó, chúng thực sự đúng với cảm nhận của bạn lúc đó. Nhưng thường thì nhận thức của chúng ta có tính thời điểm và chỉ đúng với độ tuổi hoặc suy nghĩ của chúng ta khi trải nghiệm xảy ra. Theo một nghĩa nào đó, mỗi khi chúng ta lặp lại những niềm tin này với chính mình, chúng ta đang cho phép nhưng phiên bản của chính mình trong quá khứ - phiên bản mà bị cô lập và tổn thương nhất – điều khiển suy nghĩ của chúng ta ở hiện tại. và đồng thời nó thường kích hoạt những cảm xúc liên quan đến những thời điểm đó, ví dụ như xấu hổ, buồn bã, tức giận, tội lỗi v.v…

Để giải quyết trường hợp nguyên nhân đến từ vấn đề này, điều chúng ta cần làm là gỡ bỏ các lời tuyên thệ dưới dạng các quyết định giới hạn và những niềm tin giới hạn mà mình đã vô tình cài đặt vào vô thức trong trạng thái cảm xúc mãnh liệt lúc nào đó mà mình không hề ý thức được về nó. Những niềm tin này phải được giải phóng như một phần của quá trình chữa lành để giải phóng tâm trí của chúng ta khỏi những chuỗi tập hợp tế bào lưu trữ năng lượng của những niềm tin giới hạn này.

Và rồi chúng ta cần lấp đầy khoảng trống này bằng việc tiếp tục cài đặt một quyết định mới/ niềm tin đầy sức mạnh mới trong vô thức của bạn, để từ đó thay đổi hành vi của bạn trong các mối quan hệ trong tương lai. Đồng thời bạn cũng cần chữa lành và giải phóng những cảm xúc liên đới trong những lời tuyên thệ hay những niềm tin giới hạn đó để đảm bảo rằng trải nghiệm đó đã hoàn toàn được tái định khung lại. Bạn cũng cần phải đưa ra một cam kết về cách bạn đang giao tiếp và nội dung của những gì bạn đang thực sự nói với chính mình hang ngày bằng cách bắt thóp bản thân trước khi những tuyên bố này được nói, hoặc, nếu đã quá muộn, hãy nói to lên: “Tôi gửi những điều này lên để chuyển hóa và chữa lành tổn thương bên trong tôi.”

Thiếu tình yêu tự thân

Bạn có công nhận với tôi rằng, chúng ta thường rất dễ dàng để cho một người nào đó mượn đôi bông tai của mình để lắng nghe họ với sự hiện hữu, lòng trắc ẩn và lòng tốt của chúng ta, nhưng trớ trêu thay cho chúng ta lại thường bỏ bê chính bản thân mình hay đôi khi tệ hơn còn trừng phạt và phán xét chính mình nữa. Việc thiếu đi sự tự chăm sóc các nhu cầu của bản thân và phán xét chính mình này trong khi chúng ta lại hướng ra ngoài và thể hiện lòng tốt, lòng yêu thương với những người xung quanh thực chất đã tạo ra sự mất cân bằng trầm trọng trong trái tim bạn. Có một thực tế rằng, chúng ta không thể phát ra năng lượng yêu thương mà chúng ta muốn chia sẻ với người khác khi chúng ta tước đoạt nhu cầu yêu thương và chăm sóc chính mình đầu tiên.

Đây thực sự là một bài học khó trên hành trình chữa lành và phát triển linh hồn. Bạn có biết rằng có nhiều người không đạt được những đỉnh cao mà họ nhắm đến chỉ đơn giản là vì họ không mở rộng chính mình theo cách mà họ rất ân cần dành cho người khác. Có bao nhiêu bậc thầy giác ngộ mà bạn đã ngưỡng mộ rọi chiếu ánh sáng và tình yêu vô điều kiện để dẫn dắt những người xung quanh, sau đó lại quay ra vô cảm hoặc bỏ bê bản thân sau đó? Tôi tin rằng điều đó là không thể xảy ra. Vì chỉ khi bạn thực sự học được cách yêu thương chính mình đủ đầy và vô điều kiện, lúc đó bạn mới có tình yêu để trao đi cho những người xung quanh bạn. Sự phân tách giữa việc thiếu vắng đi tình yêu tự thân và việc hướng sự yêu thương và chăm sóc ra bên ngoài quá nhiều này là một dấu hiệu cho thấy một cái gì đó mất cân bằng trong hệ thống của bạn và cần được chữa lành.

Hãy học cách xây dựng lại mối quan hệ giữa bạn và chính bản thân bạn ngay từ ngày hôm nay. Hãy trò chuyện với chính mình giống như bạn đang trò chuyện với một đứa trẻ. Hãy luôn an ủi chính mình giống như cách bạn thường an ủi người bạn thân thiết nhất đời trong cuộc đời. Hãy luôn chăm sóc cho bản thân như cách cha mẹ yêu thương và chăm sóc đứa con của mình.

Sau đó và chỉ sau đó, bạn mới có thể thực sự lan tỏa tình yêu thương thiêng liêng từ trái tim mình, luôn giúp đỡ những người xung quanh và làm cho bạn cảm thấy được yêu thương, hạnh phúc và đủ đầy trong quá trình chữa lành trái tim này.

Thương mến,

The Domdom Healing Garden

Khu vườn chữa lành Đom Đóm - không gian trị liệu và chăm sóc thế giới tinh thần cùng bạn!

Địa chỉ:27, đường số 3, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức
Điện thoại:0932360164
Email:thedomdomhealinggarden@gmail.com

Follow Vườn

Bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ Đom Đóm?

Hãy để lại địa chỉ email để Đom Đóm thông báo cho bạn về các hoạt động và bài viết bổ ích nhé!