#02 | Khám phá đứa trẻ bên trong của bạn
Có nhiều phần trong tâm thần học không hiểu về cách thức hoạt động của tâm lý chúng ta. Thật vậy, vì các triệu chứng tâm thần hầu hết là tự thuật nên có rất ít bằng chứng cho thấy có tồn tại các rối loạn tâm thần. Tuy nhiên, tất cả mọi người đều nhận ra trong bản thân mình những thôi thúc và phản ứng mà dường như họ có là âm vang từ những trải nghiệm trong quá khứ.
Bài viết này sẽ hướng đến đứa trẻ bên trong và cách nó có thể ảnh hưởng tiêu cực lẫn tích cực đến cuộc sống hàng ngày.
KHÁM PHÁ ĐỨA TRẺ BÊN TRONG
Khái niệm về đứa trẻ bên trong bắt đầu từ Carl Jung, người bắt đầu quan tâm đến “đứa trẻ bên trong” sau khi ông chia tay với Sigmund Freud để hình thành phương pháp thực hành của riêng mình. Jung nhận ra rằng ông đã mất đi hứng thú với sự sáng tạo và niềm yêu thích thời thơ ấu là xây dựng mọi thứ.
Jung cũng nhận thức được những cảm xúc nảy sinh khi ông nhớ lại niềm yêu thích xây dựng thời thơ ấu của mình và bắt đầu hình thành mối quan hệ với “cậu bé” bên trong mình.
Đến những năm 1970, khái niệm đứa trẻ bên trong đã được sử dụng rộng rãi. Nó giúp hình thành nền tảng của nhiều phong trào 12 bước và sự phụ thuộc lẫn nhau.Ngày nay, làm việc với đứa trẻ bên trong là nền tảng của hầu hết công việc các nhà trị liệu làm với những thân chủ của họ, những người bị tổn thương thời thơ ấu.
ĐỨA TRẺ BÊN TRONG TRONG TẤT CẢ CHÚNG TA
Tất cả mọi người đều có một phần của mình chưa bao giờ trưởng thành. Phần đó có thể cảm nhận và phản ứng với hoàn cảnh tương tự như một đứa trẻ. Phần tâm lý bí ẩn này của chúng ta được gọi là đứa trẻ bên trong.
Việc tìm ra phần bản thân có thể hoặc không bị mắc kẹt trong thời gian tổn thương đó có thể vừa lợi ích vừa đáng sợ. Nếu đứa trẻ bên trong của một người hạnh phúc và khỏe mạnh thì người đó sẽ làm cho bạn trải nghiệm niềm vui từ những điều nhỏ nhặt. Tuy nhiên, nếu đứa trẻ bên trong bị tổn thương, chẳng hạn như bị lạm dụng tình dục, ta có thể thấy đứa trẻ bên trong của mình hành động bộc phát ra và nổi cơn thịnh nộ.
Như ta có thể nghi ngờ, đứa trẻ bên trong cư xử không đúng mực vì tổn thương tâm lý chưa được chữa lành sẽ can thiệp tiêu cực các mối quan hệ và cuộc sống của ta.
CHUYỂN HÓA ĐỨA TRẺ BÊN TRONG
Chuyển hóa đứa trẻ bên trong bao gồm khả năng tiếp xúc với đứa trẻ bên trong bạn và làm việc để kết nối với những cảm xúc của chúng. Chuyển hóa đứa trẻ bên trong cho phép ta biết được những vấn đề mà ta có thể phải đối mặt khi trưởng thành đến từ đâu. Chuyển hóa đứa trẻ bên trong có thể giúp bạn khám phá:
- Những cảm xúc cần được giải phóng đang khiến bạn không thể phát huy hết tiềm năng của mình.
- Cách nhận biết và đáp ứng những nhu cầu chưa được đáp ứng.
- Những kiểu hành vi trẻ con vô bổ.
- Cách tăng cường khả năng tự chăm sóc bản thân.
- Cách tăng cường lòng tự trọng của một người.
- Cách tăng cường lòng tự tôn của một người
Mặc dù chuyển hóa đứa trẻ bên trong nghe có vẻ dễ dàng nhưng thực tế không phải vậy. Điều này đặc biệt đúng đối với những người luôn ẩn náu trong tâm trí mình những ký ức về thời thơ ấu bị ngược đãi nghiêm trọng. Rất khuyến khích rằng việc chuyển hóa đứa trẻ bên trong chỉ diễn ra khi có sự hiện diện của chuyên gia được đào tạo về sức khỏe tâm thần.
NHỮNG LỢI ÍCH CỦA VIỆC HIỂU BIẾT VỀ ĐỨA TRẺ BÊN TRONG CỦA BẠN
Mặc dù việc tăng cường hiểu biết về đứa trẻ bên trong bạn có vẻ khó khăn nhưng cuối cùng cũng có rất nhiều lợi ích khi thừa nhận sự tồn tại của chúng. Bằng cách chạm vào cảm giác ngạc nhiên như trẻ thơ trong tất cả chúng ta, dưới đây chỉ là một số lợi ích của việc phát triển sự hiểu biết về đứa trẻ bên trong của bạn.
#Tăng_tính_vui_chơi. Ta có thể thấy mình cảm thấy thoát khỏi những ràng buộc của việc trở thành người lớn, dù chỉ trong một thời gian ngắn. Sự thư giãn mà việc chơi đùa mang lại cho chúng ta là vô cùng lớn vì lợi ích của nó đối với sức khỏe tinh thần và thể chất của chúng ta.
#Sự_tự_tin_mới_mẻ. Khi tiếp xúc với đứa trẻ bên trong mình, bạn có thể cảm nhận được sự tự tin mà bạn từng biết để thử những điều mới mẻ và đi phiêu lưu. Việc đánh thức lòng tự tin liều lĩnh trong bạn sẽ khiến sự kiên trì trở nên thú vị hơn nhiều và giúp bạn đạt được các mục tiêu trưởng thành của mình.
#Sức_khỏe_thể_chất_tốt_hơn. Trẻ em và người lớn đều được hưởng lợi từ cảm giác thân thuộc và cộng đồng. Hệ thống miễn dịch được củng cố khi chúng ta hiểu rõ hơn về bản thân và nhờ đó, liên hệ tốt hơn với thế giới xung quanh.
#Hiểu_rõ_hơn_về_bản_thân. Thông qua việc tiếp cận những ký ức và cảm xúc bị kìm nén, bạn có thể khám phá ra điều gì đang khiến bạn gặp vấn đề trong cuộc sống trưởng thành.
#Cảm_nhận_lòng_từ_bi_trắc_ẩn_dành_cho_bản_thân. Yêu thương bản thân quá xa lạ với một số người đến nỗi họ thẳng thừng bác bỏ quan niệm này. Ý tưởng tự nói với bản thân rằng họ yêu bản thân mình là điều ghê tởm đối với họ. Thông qua việc tiếp xúc với đứa trẻ bên trong, ta có thể học cách yêu thương đứa trẻ bên trong đó và trong quá trình đó, học cách yêu thương và chấp nhận mọi phần của con người mình.
#Học_cách_tự_chăm_sóc_bản_thân. Khi làm quen với đứa trẻ bên trong mình, ta không thể không cảm thấy cần phải quan tâm đến chúng. Chúng ta thậm chí có thể còn cảm thấy muốn bảo vệ và cần phải làm mẹ chúng. Trong quá trình này, ta đang học cách quan tâm đến bản thân và cách chăm sóc các nhu cầu của mình.
Những đứa trẻ bên trong và việc tìm hiểu về chúng không nên đáng sợ hay bị coi như là một bài tập tầm thường hay ngớ ngẩn. Có rất nhiều sự chữa lành cho những người từng trải qua tổn thương thời thơ ấu khi họ nỗ lực thông qua sự chữa lành đến từ việc hiểu rõ đứa trẻ bên trong họ.
Không phải ai cũng có thể tiếp xúc với đứa trẻ bên trong mình. Thông thường, khi mọi người kết nối với đứa trẻ bên trong mình, đó là vì họ đang giải quyết một vấn đề bắt nguồn từ vết thương lòng thời thơ ấu. Ngay cả khi đứa trẻ bên trong bạn khỏe mạnh và hạnh phúc thì vẫn có một phần trong bạn cảm nhận và phản ứng với cuộc sống theo cách của một đứa trẻ. Mọi người đều trải nghiệm điều này. Thách thức là hiểu biết, chấp nhận và kết nối với phần tính cách đó của bạn.
- Nguồn: https://cptsdfoundation.org/.../discovering-your-inner.../
- Toàn bộ bài dịch và hình ảnh thuộc về trí tuệ sáng tạo của The Domdom Healing Garden, mọi sao chép/trích dẫn vui lòng ghi rõ nguồn, nếu không Domdom xin phép liên lạc đề nghị gỡ bỏ.
Tháng 7/2024 | Chuỗi chương trình phục vụ cộng đồng thường niên
Bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ Đom Đóm?
Hãy để lại địa chỉ email để Đom Đóm thông báo cho bạn về các hoạt động và bài viết bổ ích nhé!