Những vấn đề liên quan đến mối quan hệ
Tối ngày 31/8/2024 vừa qua, MEET UP | GẶP GỠ NHÀ TRỊ LIỆU KỲ 6 đã diễn ra với sự tham gia của 32 anh chị và các bạn từ khắp Việt Nam và ngoài nước. Mặc dù đang trong kỳ nghỉ lễ 2/9 nhưng mọi người vẫn lựa chọn dành 2h quý giá để tham gia trọn vẹn, cùng nhà trị liệu Phạm Phương Thanh chăm sóc đời sống tinh thần của mình.
Phần giải đáp của chị Thanh giúp người tham gia có những phút chiêm nghiệm, tự soi chiếu bản thân và có thêm kiến thức để hiểu hơn về thế giới nội tâm của chính mình, khơi gợi những vùng ký ức cũ dường như đã bị lãng quên, hay lấp ló bóng hình của một/vài em bé nội tâm bị mắc kẹt mà mình không biết. Đặc biệt, với phần thực hành c.h.ữ.a l.à.n.h nhóm mà chị Thanh dẫn dắt mọi người ở cuối chương trình đã giúp mọi người có cuộc gặp gỡ thiêng liêng với chính mình ở quá khứ và chính mình ở tương lai ngay trong hiện tại, từ đó mở ra những điều tuyệt vời đến với cuộc sống của mọi người. Với cá nhân mình thì cuộc gặp gỡ ấy rất sống động và nhiều cảm xúc. Và riêng Admin thấy mình may mắn và biết ơn khi được trải nghiệm khoảnh khắc linh thiêng này trên hành trình tiến hóa của tâm hồn mình.
Ở Meet Up kỳ này có rất nhiều điều hay và mang tính gốc rễ của các vấn đề xoay quanh các mối quan hệ của đời người, cũng như có vài tình huống cụ thể mang tính cá nhân nên Admin sẽ chia sẻ lại những ý hay theo từng câu hỏi để chúng ta cùng chiêm nghiệm nhé:
‼️ MỐI QUAN HỆ VỚI CHÍNH MÌNH:
✍️ Câu hỏi: LÀM THẾ NÀO ĐỂ C.H.Ữ.A L.À.N.H ĐỨA TRẺ BÊN TRONG?
Chị Thanh trả lời: C.h.ữ.a l.à.n.h đứa trẻ bên trong (Inner Child) là hành trình kết nối lại, chấp nhận, làm lành những phần ký ức không hạnh phúc, những ký ức bị t.ổ.n t.h.ư.ơ.n.g hay bị s.a.n.g c.h.ấ.n trong tuổi thơ. Có rất nhiều em bé bên trong mang biến dạng tâm lý nào đó và bị m.ắ.c k.ẹ.t. C.h.ữ.a l.à.n.h đứa trẻ bên trong là cần biết các em ấy ở đâu, đang bị gì, gọi tên các em, giải c.ứ.u và đưa các em ra khỏi vũng lầy tăm tối. Đây là công việc căn cốt và không thể chối bỏ nếu muốn làm việc với nội tâm bên trong mình. Cụ thể hơn, đó là việc hàn gắn lại những mối quan hệ gốc gác, mối quan hệ với cha mẹ ruột của mình ở những năm đầu đời. Hình ảnh Inner Child phản ánh chính xác con người trưởng thành của ta. Ta có thể lớn lên về độ tuổi nhưng lại hành xử như một đứa trẻ, với những cấu trúc tâm lý của trẻ con. Ký ức mãi mãi ở đó, cho đến khi ta quay về và giải phóng nó.
✨ Ngoài phần chia sẻ trên, chị Thanh còn đưa ra góc nhìn gợi mở để mọi người tự chiêm nghiệm về 2 chủ đề chúng ta thường nói nhiều với nhau gần đây:
🍀 “Sống ở hiện tại”
Chị Thanh bắt đầu bằng câu hỏi mở: “Liệu ta có đang tự thao túng chính mình một cách tinh vi khi nói câu nói này?! Ta có đang gán mác rằng mình đang sống trọn vẹn ở hiện tại, nhưng thực chất sâu bên trong ta đang chạy trốn và sợ hãi việc quay về quá khứ, hay thật ra là đang trì hoãn việc lên kế hoạch cho tương lai?!”
🍀 “Tôi tin vào chính mình.”
“Khi nói câu này, ta có chắc rằng những suy nghĩ mà ta đang có, những cảm xúc mà ta đang trải nghiệm có thực sự là chính ta hay không? Hay đó là tiếng nói đến từ t.ổ.n t.h.ư.ơ.n.g cần hàn gắn? Đừng tin mình tuyệt đối, đừng tin hoàn toàn vào cảm xúc, suy nghĩ, hành động, niềm tin mình đang có một cách tuyệt đối, mà hãy luôn dành ra một vài phần trăm để “nghi vấn” chính mình. Hay như Sư ông Thích Nhất Hạnh có câu thư pháp rất chạm: Con có chắc không?”
‼️ MỐI QUAN HỆ VỚI GIA ĐÌNH:
✍️ Câu hỏi: LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIẢI PHÓNG KHỎI SỰ KIỂM SOÁT CỦA MẸ VỀ MẶT THỂ CHẤT VÀ TINH THẦN TỚI BẢN THÂN VÀ TỚI MỌI NGƯỜI TRONG GIA ĐÌNH?
Chị Thanh trả lời: Luôn có những luật ngầm đang chi phối toàn bộ đời sống tinh thần và chất lượng sống trong mỗi gia đình. Đôi khi có những động lực ngầm vận hành xuyên thế hệ và mang tính dòng tộc. Một người có cơ chế kiểm soát mọi thứ cho thấy đứa trẻ bên trong của họ cảm thấy b.ấ.t a.n và không an toàn. Có thể bên trong người mẹ mang những kí ức liên quan đến c.h.i.ế.n t.r.a.n.h, n.ạ.n đ.ó.i - đây là những ký ức tập thể đã ảnh hướng đến nhiều thế hệ người Việt, hoặc có thể là ký ức về việc di chuyển liên tục hay bất ngờ không như ý. Mình hiểu để thông cảm cho Mẹ, thay vì khó chịu. Những triết gia của chủ nghĩa khắc kỷ đã dạy con người một bài học rất sâu sắc đó là con người thường không có khả năng phân biệt được những gì chúng ta có thể kiểm soát, thay đổi được và những gì chúng ta không thể kiểm soát, thay đổi được. Và thông thường chúng ta không hạnh phúc là vì chúng ta muốn kiểm soát và thay đổi những thứ mà chúng ta không có khả năng để kiểm soát hay thay đổi. Vì thế, chúng ta cần phân biệt những gì chúng ta có thể kiểm soát và những gì chúng ta không thể kiểm soát để bớt đau khổ. Những gì chúng ta không thể thay đổi hay kiểm soát thì hãy chấp nhận và tôn trọng tuyệt đối.
Hàn gắn mối quan hệ với Mẹ là một công việc quan trọng vì đây là một trong hai mối quan hệ gốc sẽ theo ta và vô thức chi phối tất cả các mối quan hệ trong đời ta đến hết cuộc đời. Mối quan hệ giữa ta với cha, ta với mẹ - sợi dây liên kết này luôn tiếp diễn dù cho cha/mẹ ta không còn trên cõi đời này. Ký ức thì có thể chuyển hóa chứ không tự động phân hủy. Hành trình chuyển hóa vùng ký ức này cần rất nhiều dũng cảm…
✍️ Câu hỏi: “MỘT NGƯỜI CÓ MÔ THỨC HÀNH XỬ ĐỐI NGƯỢC NHAU: VỚI CẤP TRÊN THÌ KHÓ CHỊU VÌ BỊ LẠM DỤNG QUYỀN LỰC VÀ BỊ KIỂM SOÁT, VỚI CẤP DƯỚI THÌ MẶC DÙ KHÔNG MUỐN KIỂM SOÁT NHƯNG LẠI MUỐN HỌ THEO Ý MÌNH VÀ TÌM CÁCH KIỂM SOÁT LẠI. ĐIỀU NÀY CÓ PHẢI ĐẾN TỪ T.Ổ.N T.H.Ư.Ơ.N.G TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI CHA MẸ TỪ NHỎ?
Chị Thanh trả lời: Khi ta bị thu hút và cảm thấy khó chịu vì bị kiểm soát bởi cấp trên nhưng đồng thời lại muốn kiểm soát với cấp dưới của mình, điều này thể hiện rằng bên trong bạn đồng thời đang tồn tại cặp phức cảm tự ti và phức cảm tự tôn. Hai phức cảm này thường đi kèm với nhau và được phản chiếu ở những môi trường khác nhau. Bên trong mỗi người đều một hình ảnh người cha nội tâm (inner father) - hình ảnh này là biểu tượng đại diện cho xu hướng hành động, cấu trúc, thẩm quyền của cá nhân bạn. Với những gì bạn chia sẻ trong câu hỏi bạn gửi về thì có thể thấy hình ảnh người cha nội tâm mà bạn đang có trong vô thức không hề là một biểu tượng lành mạnh cho những khía cạnh này vì bạn nhận xét rằng cha bạn là một người kiểm soát người khác. Điều này phản ánh bạn đã có những ký ức không lành mạnh về quyền lực từ hình mẫu người cha của mình. Bạn cần làm việc với ký ức về cha, tái định khung lại mã code về quyền lực lành mạnh để không còn đóng vai hung thủ (trong phức cảm tự tôn) - nạn nhân (trong phức cảm tự ti) trong môi trường làm việc của mình nữa.
‼️ MỐI QUAN HỆ CẶP ĐÔI:
✍️ Câu hỏi: LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐI QUA S.A.N.G C.H.Ấ.N SAU LY HÔN VÀ BẮT ĐẦU MỐI QUAN HỆ MỚI MÀ KHÔNG BỊ T.Ổ.N T.H.Ư.Ơ.N.G?
Chị Thanh trả lời: Bạn sẽ không thể chữa lành những tổn thương trong mối quan hệ cũ và bình an với những ký ức về người cũ nếu như cứ tập trung vào việc làm sao bắt đầu mối quan hệ mới. Khi bạn có m.ố.i q.u.a.n h.ệ đ.ộ.c h.ạ.i như bạn đã chia sẻ, hãy tự hỏi: Mối quan hệ đó kích hoạt những điều gì trong tâm hồn tôi? Mối quan hệ và người phối ngẫu cũ này cho tôi nhìn thấy tôi đang cộng hưởng ở khía cạnh nào từ người này mà tôi cần làm việc trên chính bản thân mình?
Bạn cần tập trung vào những điều này, làm việc và xử lý những phần ký ức đó trong chính mình chứ không phải là việc suy nghĩ làm sao để tránh xa m.ố.i q.u.a.n h.ệ đ.ộ.c h.ạ.i trong tương lai. Đó còn là nhiệm vụ để soi chiếu lại hình ảnh inner couple - hình ảnh cặp đôi nội tâm trong chính bạn, về cực nữ (feminine polarity) và cực nam (masculine polarity), về những niềm tin ngầm về tình yêu đang vận hành bên trong bạn , về lòng tự trân trọng bản thân (self-esteem)… Vậy nên việc c.h.ữ.a l.à.n.h một mối quan hệ t.ổ.n t.h.ư.ơ.n.g phần lớn diễn ra ở cấp độ siêu hình, về mặt năng lượng, nhiều hơn là sự hàn gắn ở cấp độ vật lý.
✍️ Câu hỏi: LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI VỢ: VỢ HAY G.H.E.N KHI CHỒNG VẪN GIỮ LIÊN LẠC VỚI BẠN GÁI CŨ VÀ MẸ CỦA BẠN GÁI CŨ. VÀ CHỒNG CẢM THẤY NHU CẦU TỰ DO NÓI CHUYỆN VỚI BẠN BÈ BỊ ẢNH HƯỞNG?
Chị Thanh trả lời: Thay vì tập trung vào sự g.h.e.n t.u.ô.n.g của vợ, hãy tự hỏi: Sự g.h.e.n t.u.ô.n.g của vợ đang chạm vào điều gì bên trong bạn? Bạn bị kích hoạt điều gì? Dành thời gian soi chiếu bản thân mình để hiểu hơn về chính mình. Có khả năng bạn cảm thấy không tự do trong hành động, bị kiểm soát bởi chính người bạn đời của mình khi cô ấy g.h.en và cấm đoán bạn. Có thể bạn đã từng có tuổi thơ bị mẹ kiểm soát rất nhiều, mẹ lo cho mọi thứ nên bạn có mô thức Mama’s boy - “đứa con trai của mẹ”, và khi kết hôn bạn phóng chiếu hình ảnh người mẹ lên vợ của mình, bên trong vẫn muốn “là con của mẹ” nhưng vừa không muốn bị kiểm soát. Còn nếu từ nhỏ, bạn đã tự lo cho mình, trưởng thành trước tuổi thì bạn có mô thức trở thành cha mẹ của chính mình hay thậm chí phải đóng vai cha mẹ của cha mẹ bạn. Bạn phải trở nên độc lập một cách đ.ộ.c h.ạ.i, nên khi bị vợ cấm đoán, bạn cảm thấy như “ông vua bị mất ngai vàng”, bạn sợ mất đi quyền tự chủ và độc lập vốn có của mình… Tôi mời gọi bạn hãy đặt cái tôi xuống, nhìn sâu vào, để xem sự kiện này cho bạn hiểu gì về chính mình.
Bạn thấy đấy, trong tất cả những vấn đề liên quan đến các mối quan hệ, suy đến tận cùng thì đó lại là vấn đề của chính mình với đứa trẻ bên trong, với những phần ký ức thời thơ ấu liên quan đến 2 mối quan hệ gốc - với Cha và với Mẹ của mình. Việc c.h.ữ.a l.à.n.h những phần ký ức này là việc căn cốt và quan trọng trên hành trình tiến hóa tâm hồn. Mong rằng phần tóm lược những chia sẻ từ nhà trị liệu Phạm Phương Thanh ở Meet Up kỳ 6 này phần nào đó giúp bạn nhìn thấy điểm sáng cho vấn đề hiện tại của cá nhân hay có thêm những ý tưởng để chăm sóc đời sống tinh thần của mình chất lượng hơn.
Nếu có bất cứ trăn trở nào cần giải đáp, bạn có thể gửi câu hỏi và đăng ký tham gia Meet Up | Gặp gỡ nhà trị liệu - Kỳ 7 diễn ra vào tối 28/09/2024 sắp tới nha!
Hẹn gặp bạn trong Meet Up tháng 9 của Vườn!
Thương mến,
The DomDom Healing Garden
Tháng 7/2024 | Chuỗi chương trình phục vụ cộng đồng thường niên
Bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ Đom Đóm?
Hãy để lại địa chỉ email để Đom Đóm thông báo cho bạn về các hoạt động và bài viết bổ ích nhé!