Những vấn đề liên quan đến kiểm soát, sang chấn tuổi thơ

Đồng hành cùng MEET UP | GẶP GỠ NHÀ TRỊ LIỆU - KỲ 7

Vậy là MEET UP | GẶP GỠ NHÀ TRỊ LIỆU kỳ 7 đã diễn ra vào tối 28/9/2024 vừa qua trong không gian an toàn và cởi mở, với sự dẫn dắt và chia sẻ từ nhà trị liệu Phạm Phương Thanh. Trong 34 anh chị và các bạn tham gia, có rất nhiều người dù là lần đầu tham gia nhưng với lòng nhiệt thành tìm cầu sự thật và hiểu biết sâu sắc hơn chính mình qua góc nhìn tâm lý học, tất cả đã tạo nên một buổi trò chuyện đầy thấu cảm và có nhiều chất liệu quý để học hỏi từ nhau.


Ở tháng 9 này, đã có nhiều câu chuyện cá nhân rất cụ thể và riêng tư được gửi về cho BTC, cùng với sự tương tác hỏi đáp mở rộng sau phần chia sẻ của Nhà trị liệu Phạm Phương Thanh. Đây thật sự là những tín hiệu đáng mừng cho thấy càng ngày có nhiều anh chị và các bạn có trăn trở về chăm sóc đời sống tinh thần và tin tưởng Vườn Đom Đóm cũng như nhà trị liệu Phạm Phương Thanh để gửi gắm những điều rất riêng mà không phải ai cũng có thể kể được. Thật sự xúc động và biết ơn các anh chị và các bạn đã dũng cảm nhấc bước đi đầu tiên trên hành trình c.h.ữ.a l.à.n.h và sống bình an - hạnh phúc! Điều này không chỉ lợi lạc cho cá nhân anh/chị mà còn mở ra không gian học tập cho tất cả người tham gia Meet Up vì sẽ được tiếp cận nhiều kiến thức mới mẻ của ngành tâm lý trị liệu và góc nhìn sâu sắc từ trải nghiệm đồng hành cùng thân chủ hay chính câu chuyện cá nhân được chia sẻ từ nhà trị liệu. Và món quà đặc biệt cuối phiên luôn là trải nghiệm thú vị và đáng mong đợi khi chị Thanh hướng dẫn thiền soi rọi nội tâm và tích hợp giúp chuyển đổi ở cấp độ tâm thức và mang những điều tốt đẹp đến với chúng ta trong tương lai.


Ở kỳ 7, có những câu hỏi lớn được nhà trị liệu chọn giải đáp và có vài câu hỏi nhỏ chị Thanh dành không gian hỏi đáp trực tiếp với mọi người hiện diện trên Zoom. Admin sẽ lần lượt đúc kết lại những ý hay từ chia sẻ của nhà trị liệu để chúng ta cùng chiêm nghiệm và quan sát thêm bản thân mình nhé. Biết đâu lại thu nhặt được manh mối nào đó để sáng tỏ hơn vấn đề của bản thân.


CÂU 1: LÀM THẾ NÀO ĐỂ LUÔN CÓ SỨC KHỎE VÀ TINH THẦN THẬT TỐT?


Chị Thanh trả lời: Chúng ta không bao giờ luôn luôn khỏe mạnh. Đó là bản chất của tâm trí. Tâm trí không bao giờ đứng yên mà luôn dao động từ cực âm sang cực dương. Chúng ta chỉ có thể cố gắng tịnh tiến tới sự cân bằng. Gần đây trên bài phỏng vấn với báo Elle, Thanh có chia sẻ, cách để ta luôn không đi quá xa điểm cân bằng trong tâm và trên thân là việc duy trì một lối sống nhịp nhàng, cân bằng giữa những hoạt động có tính “hít vào” (những hoạt động mang tính tập trung, nỗ lực) và “thở ra” (những hoạt động mang tính thả lỏng, thư giãn). Hãy quan sát và kiểm tra lại thói quen hằng ngày của bạn, có xen kẽ những hoạt động tĩnh - động, nhanh - chậm, cân bằng các hoạt động “hít vào” và “thở ra” không? Một hoạt động “hít vào” nên xen kẽ một hoạt động “thở ra” sau đó để tạo nên nhịp điệu cân bằng trong một ngày cho bạn.


CÂU 2: TÔI THƯỜNG MUỐN MỌI THỨ THEO Ý MÌNH. LÀM THẾ NÀO ĐỂ BUÔNG BỎ SỰ KIỂM SOÁT VÀ CHẤP NHẬN NHIỀU HƠN?


Chị Thanh chia sẻ:
HỎI ĐÁP MỞ RỘNG TỪ CÂU 2:
1. Tại sao khi ở gần một người hay kiểm soát mình lại cảm thấy họ không dễ thương?
Chị Thanh trả lời: Hãy thử hỏi ngược lại rằng “Điều gì bên trong mình khiến cho mình khi ở gần một người hay kiểm soát thì mình thấy họ không dễ thương?” để thật sự nhìn ra điều gì đó về chính bản thân mình.
2. Làm thế nào để đối xử đúng đắn với một người hay kiểm soát?
Chị Thanh trả lời: Cần hết sức cẩn thận, trước tiên hãy hỏi chính mình rằng mình có đủ sức holding space - tạo ra không gian an toàn để họ sẵn sàng lắng nghe và cởi mở nhìn vào những điều chưa dễ thương nơi họ, họ có cảm nhận được tình yêu thương nơi mình để bỏ đi cái tôi và cùng trò chuyện không. Trong tất cả các mối quan hệ, dù là tình yêu hay tình bạn, gia đình hay mối quan hệ công việc, mục đích sâu xa nhất vẫn là để hiểu bản thân mình nhiều hơn, để điều chỉnh bản thân mình trở thành phiên bản tốt đẹp hơn. Vậy bạn đã đặt ra mục đích đúng cho một mối quan hệ chưa?
!! CÂU 3: NỮ 29 TUỔI, TỪNG BỊ XÂM HẠI (CHẠM VÀO VÙNG KÍN) KHI CÒN NHỎ NHIỀU LẦN BỞI NGƯỜI THẦY DẠY CHỮ TRƯỚC KHI VÀO LỚP MỘT. LÚC NHỎ CÓ CHIA SẺ VỚI BỐ MẸ VỀ VIỆC NÀY NHƯNG BỐ MẸ PHẢN ỨNG BÌNH THƯỜNG. THẦY ĐÃ MẤT VÀ MÌNH KHÔNG CHIA SẺ VỚI AI, KỂ CẢ CHỒNG HIỆN TẠI. KHÔNG BIẾT MÌNH CÓ BỊ VẤN ĐỀ TÂM LÝ NÀO KHÔNG?
Chị Thanh trả lời: Em thật dũng cảm khi chia sẻ một trường thông tin bí mật ra ngoài ánh sáng. Trong phương pháp trị liệu chòm sao gia đình, khi một cá nhân quyết định kể ra một bí mật quan trọng cho một nhân chứng an toàn là rất nhiều phần bên trong em đã được c.h.ữ.a l.à.n.h rồi. Sự kiện em chia sẻ chắc chắn có ảnh hưởng đến em, chỉ là em không đọc vị ra. Nó chắc chắn đã tác động lên chất lượng các mối quan hệ, cách em tương tác trong cuộc sống. Hành vi quấy rối tình dục khi em còn rất nhỏ chắc chắn để lại trong em sự sợ hãi và hoảng loạn. Và khi em chia sẻ điều này cho bố mẹ thì bố mẹ tỏ ra bình thường, có thể lúc đó bố mẹ em nghĩ như vậy sẽ tốt cho em, nhưng đứa trẻ bên trong em sẽ không còn tin vào bố mẹ mà nghĩ rằng hai người mà em tin tưởng không có khả năng bảo vệ được em. Tất cả những điều này sẽ ảnh hưởng đến hành trình lớn lên và đời sống hiện tại của em. Cụ thể, đó là em có thể gặp khó khăn trong mối quan hệ tình dục với chồng; hoặc em có những mô thức/niềm tin không đúng về thế giới đàn ông, hay em tin rằng thế giới này không an toàn nên em luôn phòng thủ, đeo mặt nạ (bằng chứng là em không chia sẻ được với chồng); hoặc biểu tượng thầy giáo đại diện cho quyền lực độc hại nên em có thể gặp khó khăn trong mối quan hệ có quyền lực như với sếp, với cơ quan chính quyền, hay gặp cảnh giá giao thông thì vô thức sợ hãi dù không làm gì sai.
!! CÂU 4: TẠI SAO CÓ NGƯỜI DỄ QUÊN QUÁ KHỨ VÀ QUÊN CHUYỆN BUỒN. CÒN MÌNH THÌ KHÓ BUÔNG BỎ QUÁ KHỨ DÙ BIẾT NÓ KHÔNG GIÚP MÌNH PHÁT TRIỂN. LÀM THẾ NÀO ĐỂ BUÔNG BỎ ĐƯỢC QUÁ KHỨ?
Chị Thanh trả lời: Thật sự chúng ta có không thể quên được quá khứ dù chúng ta có nhớ hay không nhớ, có truy xuất được hay không truy xuất được. Bởi vì tất cả đều sẽ được ghi vào vô thức. Có những trải nghiệm khó khăn, thô bạo, hay sống còn thì vô thức có cơ chế tạm quên hay xóa bỏ mà thôi. Chỉ ở trạng thái sóng não biến đổi thì mới chạm được vào những ký ức quá khứ và truy xuất được nó. Các phương pháp như thôi miên để đưa chúng ta về trạng thái ý thức biến đổi đó. Những người họ dễ quên quá khứ và quên chuyện buồn là vì nhiều khi họ có tuổi thơ đẹp, có ký ức tích cực khi còn nhỏ. Những mô thức/vòng lặp/mã code trong tâm hồn lưu trữ ở tầng vô thức sẽ được kích hoạt khi ta bước vào bối cảnh hay mối quan hệ tương tự, ta sẽ hành xử y chang cách ta hành xử ngày xưa dù ta không còn nhỏ. Nhiệm vụ của chúng ta là quay trở về mã hóa và giải phóng những mã code, lập trình lại. Quá khứ sẽ truy đuổi chúng ta qua giấc mơ và các biểu tượng lặp lại để bạn thường xuyên nhìn thấy trong đời sống. Mọi thứ đều đồng bộ với nhau. Vô thức không ngừng giao tiếp với bạn, gõ cửa để bạn chú ý và chịu dành thời gian xử lý những mô thức không lành mạnh trong quá khứ để tiến hóa và trưởng thành hơn. Nếu bạn chạy trốn hay kìm nén thì đến một lúc nào đó vô thức sẽ bùng nổ, tiềm thức phun trào ở toàn bộ các cấp độ để bạn đầu hàng và không còn cách nào khác là dừng lại tất cả để soi xét chính mình và giải phóng những mô thức đó. Bạn cần người đồng hành có chuyên môn, nhà trị liệu để có thể đi cùng bạn trên hành trình này.
----------
Bạn thấy đấy, hành trình làm việc với nội tâm và chữa lành những t.ổ.n t.h.ư.ơ.n.g hay s.a.n.g c.h.ấ.n trong quá khứ không phải là công việc đơn giản nhưng đây là việc căn cốt và không thể bỏ qua để có được sự tiến hóa và trưởng thành cho bản thân mình. Và còn thiêng liêng hơn khi bạn chuyển hóa tâm thức cá nhân sẽ góp phần nâng cao ý thức tập thể và cả nhân loại. Hi vọng những đúc kết từ các câu trả lời của nhà trị liệu Phạm Phương Thanh đã phần nào giúp bạn hé mở điều gì đó về chính bạn hay có thêm những mảnh ghép để nhìn thấy sâu hơn vấn đề bạn đang gặp phải và có ý tưởng chăm sóc đời sống tinh thần lành mạnh hơn.
Nếu có bất cứ trăn trở nào trên hành trình hiểu bản thân và nâng cao chất lượng đời sống tinh thần, bạn có thể gửi câu hỏi và đăng ký tham gia Meet Up | Gặp gỡ nhà trị liệu - Kỳ 8 diễn ra vào tối 26/10/2024 sắp tới nha. L.i.nk Admin để dưới comment nhé!
Hẹn gặp bạn trong Meet Up tháng 10 của Vườn!
Thương mến,
The DomDom Healing GardenMột người muốn mọi thứ theo ý mình là người có cơ chế kiểm soát mạnh mẽ trong vô thức của họ. Nguyên nhân hình thành cơ chế này rất phong phú nhưng tựu chung lại là vì chúng ta đã từng trải qua các sự kiện khiến chúng ta mất an toàn, đặc biệt thời thơ ấu, ví như phải rời xa nơi yêu thương hay người thương yêu một cách đột ngột mà không có sự lựa chọn. Một cách vô thức chúng ta sẽ rất sợ hãi với những sự bất ngờ và không được hoạch định trước theo kế hoạch hay ý muốn của mình. Vì thế, chúng ta luôn kiểm soát những thứ xung quanh cuộc sống của mình và những người trong vòng tròn tương tác của mình để ta không bị rơi vào thế bị động. Ta kiểm soát để ta lấy lại thế chủ động. Khi gặp tình huống tương tự, ta sẽ bị kích hoạt cơ chế kiểm soát này mà nhiều khi ta không ý thức được. Bởi vì nhiều khi nó được bọc một cách vi tế dưới vỏ bọc “tình yêu thương và sự quan tâm”. Chúng ta nghĩ chúng ta đang yêu thương người khác nhưng thực chất sâu xa là sự kiểm soát ngầm. Theo chủ nghĩa khắc kỷ thì con người đau khổ là vì chúng ta không có khả năng phân biệt những gì chúng ta có thể kiểm soát và những gì chúng ta không thể kiểm soát được, những gì chúng ta có thể thay đổi và những gì chúng ta không thay đổi được. Để buông bỏ sự kiểm soát, ta cần có tư duy/trí tuệ trong việc phân định được điều gì ta có khả năng kiểm soát và đâu là điều ta hoàn toàn không nằm trong sự kiểm soát của ta. Chúng ta không thể kiểm soát sự thay đổi của thiên nhiên, và chúng ta không có khả năng kiểm soát tâm trí của bất kỳ ai, ngoài bản thân mình. Chúng ta chỉ có thể kiểm soát được cảm xúc - suy nghĩ - hành động của chính mình mà thôi. Với những ai làm việc trên bản thân thì sẽ hiểu rằng hành trình này rất khó khăn và vi tế, đòi hỏi nhiều nỗ lực nhưng giúp thay đổi căn cốt dẫn đến tiến hóa của bản thân.


HỎI ĐÁP MỞ RỘNG TỪ CÂU 2:


1. Tại sao khi ở gần một người hay kiểm soát mình lại cảm thấy họ không dễ thương?


Chị Thanh trả lời: Hãy thử hỏi ngược lại rằng “Điều gì bên trong mình khiến cho mình khi ở gần một người hay kiểm soát thì mình thấy họ không dễ thương?” để thật sự nhìn ra điều gì đó về chính bản thân mình.


2. Làm thế nào để đối xử đúng đắn với một người hay kiểm soát?


Chị Thanh trả lời: Cần hết sức cẩn thận, trước tiên hãy hỏi chính mình rằng mình có đủ sức holding space - tạo ra không gian an toàn để họ sẵn sàng lắng nghe và cởi mở nhìn vào những điều chưa dễ thương nơi họ, họ có cảm nhận được tình yêu thương nơi mình để bỏ đi cái tôi và cùng trò chuyện không. Trong tất cả các mối quan hệ, dù là tình yêu hay tình bạn, gia đình hay mối quan hệ công việc, mục đích sâu xa nhất vẫn là để hiểu bản thân mình nhiều hơn, để điều chỉnh bản thân mình trở thành phiên bản tốt đẹp hơn. Vậy bạn đã đặt ra mục đích đúng cho một mối quan hệ chưa?


CÂU 3: NỮ 29 TUỔI, TỪNG BỊ XÂM HẠI (CHẠM VÀO VÙNG KÍN) KHI CÒN NHỎ NHIỀU LẦN BỞI NGƯỜI THẦY DẠY CHỮ TRƯỚC KHI VÀO LỚP MỘT. LÚC NHỎ CÓ CHIA SẺ VỚI BỐ MẸ VỀ VIỆC NÀY NHƯNG BỐ MẸ PHẢN ỨNG BÌNH THƯỜNG. THẦY ĐÃ MẤT VÀ MÌNH KHÔNG CHIA SẺ VỚI AI, KỂ CẢ CHỒNG HIỆN TẠI. KHÔNG BIẾT MÌNH CÓ BỊ VẤN ĐỀ TÂM LÝ NÀO KHÔNG?


Chị Thanh trả lời: Em thật dũng cảm khi chia sẻ một trường thông tin bí mật ra ngoài ánh sáng. Trong phương pháp trị liệu chòm sao gia đình, khi một cá nhân quyết định kể ra một bí mật quan trọng cho một nhân chứng an toàn là rất nhiều phần bên trong em đã được c.h.ữ.a l.à.n.h rồi. Sự kiện em chia sẻ chắc chắn có ảnh hưởng đến em, chỉ là em không đọc vị ra. Nó chắc chắn đã tác động lên chất lượng các mối quan hệ, cách em tương tác trong cuộc sống. Hành vi quấy rối tình dục khi em còn rất nhỏ chắc chắn để lại trong em sự sợ hãi và hoảng loạn. Và khi em chia sẻ điều này cho bố mẹ thì bố mẹ tỏ ra bình thường, có thể lúc đó bố mẹ em nghĩ như vậy sẽ tốt cho em, nhưng đứa trẻ bên trong em sẽ không còn tin vào bố mẹ mà nghĩ rằng hai người mà em tin tưởng không có khả năng bảo vệ được em. Tất cả những điều này sẽ ảnh hưởng đến hành trình lớn lên và đời sống hiện tại của em. Cụ thể, đó là em có thể gặp khó khăn trong mối quan hệ tình dục với chồng; hoặc em có những mô thức/niềm tin không đúng về thế giới đàn ông, hay em tin rằng thế giới này không an toàn nên em luôn phòng thủ, đeo mặt nạ (bằng chứng là em không chia sẻ được với chồng); hoặc biểu tượng thầy giáo đại diện cho quyền lực độc hại nên em có thể gặp khó khăn trong mối quan hệ có quyền lực như với sếp, với cơ quan chính quyền, hay gặp cảnh giá giao thông thì vô thức sợ hãi dù không làm gì sai.


CÂU 4: TẠI SAO CÓ NGƯỜI DỄ QUÊN QUÁ KHỨ VÀ QUÊN CHUYỆN BUỒN. CÒN MÌNH THÌ KHÓ BUÔNG BỎ QUÁ KHỨ DÙ BIẾT NÓ KHÔNG GIÚP MÌNH PHÁT TRIỂN. LÀM THẾ NÀO ĐỂ BUÔNG BỎ ĐƯỢC QUÁ KHỨ?


Chị Thanh trả lời: Thật sự chúng ta có không thể quên được quá khứ dù chúng ta có nhớ hay không nhớ, có truy xuất được hay không truy xuất được. Bởi vì tất cả đều sẽ được ghi vào vô thức. Có những trải nghiệm khó khăn, thô bạo, hay sống còn thì vô thức có cơ chế tạm quên hay xóa bỏ mà thôi. Chỉ ở trạng thái sóng não biến đổi thì mới chạm được vào những ký ức quá khứ và truy xuất được nó. Các phương pháp như thôi miên để đưa chúng ta về trạng thái ý thức biến đổi đó. Những người họ dễ quên quá khứ và quên chuyện buồn là vì nhiều khi họ có tuổi thơ đẹp, có ký ức tích cực khi còn nhỏ. Những mô thức/vòng lặp/mã code trong tâm hồn lưu trữ ở tầng vô thức sẽ được kích hoạt khi ta bước vào bối cảnh hay mối quan hệ tương tự, ta sẽ hành xử y chang cách ta hành xử ngày xưa dù ta không còn nhỏ. Nhiệm vụ của chúng ta là quay trở về mã hóa và giải phóng những mã code, lập trình lại. Quá khứ sẽ truy đuổi chúng ta qua giấc mơ và các biểu tượng lặp lại để bạn thường xuyên nhìn thấy trong đời sống. Mọi thứ đều đồng bộ với nhau. Vô thức không ngừng giao tiếp với bạn, gõ cửa để bạn chú ý và chịu dành thời gian xử lý những mô thức không lành mạnh trong quá khứ để tiến hóa và trưởng thành hơn. Nếu bạn chạy trốn hay kìm nén thì đến một lúc nào đó vô thức sẽ bùng nổ, tiềm thức phun trào ở toàn bộ các cấp độ để bạn đầu hàng và không còn cách nào khác là dừng lại tất cả để soi xét chính mình và giải phóng những mô thức đó. Bạn cần người đồng hành có chuyên môn, nhà trị liệu để có thể đi cùng bạn trên hành trình này.


Bạn thấy đấy, hành trình làm việc với nội tâm và chữa lành những tổn thương hay sang chấn trong quá khứ không phải là công việc đơn giản nhưng đây là việc căn cốt và không thể bỏ qua để có được sự tiến hóa và trưởng thành cho bản thân mình. Và còn thiêng liêng hơn khi bạn chuyển hóa tâm thức cá nhân sẽ góp phần nâng cao ý thức tập thể và cả nhân loại. Hi vọng những đúc kết từ các câu trả lời của nhà trị liệu Phạm Phương Thanh đã phần nào giúp bạn hé mở điều gì đó về chính bạn hay có thêm những mảnh ghép để nhìn thấy sâu hơn vấn đề bạn đang gặp phải và có ý tưởng chăm sóc đời sống tinh thần lành mạnh hơn.

Hẹn gặp bạn trong Meet Up tháng 10 của Vườn!


Thương mến,
The DomDom Healing Garden

The Domdom Healing Garden

Khu vườn chữa lành Đom Đóm - không gian trị liệu và chăm sóc thế giới tinh thần cùng bạn!

Địa chỉ:27, đường số 3, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức
Điện thoại:0932360164
Email:thedomdomhealinggarden@gmail.com

Follow Vườn

Bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ Đom Đóm?

Hãy để lại địa chỉ email để Đom Đóm thông báo cho bạn về các hoạt động và bài viết bổ ích nhé!