Vết thương bị sỉ nhục (𝑯𝒖𝒎𝒊𝒍𝒊𝒂𝒕𝒊𝒐𝒏 𝒘𝒐𝒖𝒏𝒅) | Kỳ 3

VẤN ĐỀ VỀ SỨC KHỎE

Bạn thân mến,

Trong số năm tổn thương của đứa trẻ bên trong, những người mang tổn thương bị sỉ nhục là những người dành ít sự tôn trọng nhất cho nhu cầu của bản thân, mặc dù họ thường biết mình muốn gì. Bằng cách không lắng nghe nhu cầu của chính mình, họ khiến bản thân đau khổ cũng như nuôi dưỡng tổn thương của sự sỉ nhục và mặt nạ tự bạo.

Và khi càng cố gắng để trở nên hữu ích, họ che giấu tổn thương lòng và khiến bản thân tin rằng họ không bị sỉ nhục. Nhưng đó chỉ là cách mà họ đang cố gắng che giấu và không chấp nhận chính mình!

Chính việc không lắng nghe những nhu cầu, cảm xúc của chính mình đã tạo ra một số vấn đề về sức khỏe đối với những người mang tổn thương này:

  • ĐAU LƯNG và cảm giác nặng nề xung quanh VÙNG VAI thường xuyên xảy ra bởi vì họ gánh vác quá nhiều điều. Đau lưng cũng đặc biệt do họ cảm thấy mình thiếu tự do. Họ tin rằng họ sẽ không thể đối diện với việc được tự do như mong muốn. Do đó, họ tự sắp xếp vô thức theo những cách khiến họ không thể tự do. Trong hầu hết tình huống, họ chính là người chọn nghĩa vụ hoặc tình huống ràng buộc bản thân. Họ thường nghĩ rằng nếu họ tự quyết định thì người khác sẽ không thể kiểm soát họ; nhưng các quyết định của họ lại có tác dụng ngược lại, dẫn đến nhiều ràng buộc và nghĩa vụ hơn. Lưng dưới bị ảnh hưởng khi liên quan đến vật chất và lưng trên bị ảnh hưởng khi liên quan đến các vấn đề về tình cảm.
  • Họ có thể mắc phải CÁC VẤN ĐỀ HÔ HẤP nếu họ để mình bị “bóp nghẹt” bởi những người khác. Với những lời phê bình dù là nhỏ nhất, những người mang tổn thương này cũng cảm thấy bị sỉ nhục và hạ thấp. Họ thấy mình nhỏ bé hơn, ít quan trọng hơn thực tế. Họ không thể tưởng tượng được rằng những người khác có thể coi họ là đặc biệt và quan trọng.
  • Các vấn đề về CHÂN và BÀN CHÂN, chẳng hạn như SUY TĨNH MẠCH, BONG GÂN và GÃY XƯƠNG thường xuyên xảy ra. Nỗi sợ hãi về việc không thể di chuyển của họ khiến họ thu hút các vấn đề về thể chất và thực sự ngăn cản họ vận động. Họ khó di chuyển nhanh và cảm thấy xấu hổ khi không thể đi nhanh như những người khác, chẳng hạn như khi đi bộ. Họ phải học cách cho phép bản thân đi với tốc độ của riêng mình.
  • Họ thường gặp các vấn đề về GAN vì họ thường lo lắng bản thân bị bệnh tật hơn những người khác. Người mang nỗi đau sỉ nhục thường đổ lỗi cho bản thân về mọi thứ, thậm chí còn nhận phần lỗi của người khác. Bởi đó là định nghĩa của họ về làm người tốt. Họ luôn trong trạng thái lo lắng nên hay không nên, làm hay không làm… Họ nhận diện được sự phức tạp bên trong chính họ, điều này lại càng khiến họ lo lắng về chính sức khỏe, bệnh tật của họ. Nhưng họ lại không thể tự giúp mình thoát ra được vào vòng tròn luẩn quẩn đó. Vì họ tin rằng họ xứng đáng phải như vậy!
  • ĐAU HỌNG, VIÊM AMIDAN, VIÊM HẦU là những vấn đề khác mà những người tự bạo mắc phải vì họ thường kìm hãm bản thân không nói ra những gì cần nói và nhất là yêu cầu những gì họ muốn. Người mang tổn thương này rất khó để bộc lộ hay chia sẻ được cảm xúc thật, nhu cầu thật của chính bản thân mình.
  • Việc tiếp xúc với nhu cầu thực sự và hiện thực hóa yêu cầu càng khó khăn, họ càng tăng xác suất gặp vấn đề với TUYẾN GIÁP của họ. Những người mang tổn thương này thường ôm lấy trách nhiệm và đổ lỗi cho bản thân về mọi thứ. Tự đổ lỗi và nói "xin lỗi" không bao giờ thực sự giải quyết được bất cứ điều gì vì mỗi lần tình huống này xảy ra, họ lại tự trách mình.
  • Việc không có khả năng lắng nghe nhu cầu của bản thân thường biểu hiện qua các VẤN ĐỀ VỀ DA. họ cảm thấy thật đáng xấu hổ nếu cho phép bản thân tận hưởng quá nhiều. Những người mang tổn thương này thường nhạy cảm quá mức và chuyện nhỏ nhặt nhất cũng khiến họ bị tổn thương. Do đó, họ luôn cố gắng để không làm tổn thương người khác. Ngay khi ai đó, đặc biệt là người mà họ quan tâm, cảm thấy không vui, họ cảm thấy mình phải có trách nhiệm. Họ nghĩ rằng bản thân đáng lẽ nên nói hoặc không nên nói, làm hoặc không nên làm điều gì đó. Họ không nhận ra rằng do cứ đuổi theo tâm trạng của người khác, họ đã không lắng nghe nhu cầu của chính mình.
  • VẤN ĐỀ VỀ TUYẾN TỤY, dẫn đến bệnh HẠ ĐƯỜNG HUYẾT và TIỂU ĐƯỜNG. Những căn bệnh này xuất hiện ở những người khó cho phép bản thân chấp nhận những điều ngọt ngào, hoặc những người cảm thấy tội lỗi hoặc bị sỉ nhục khi làm điều đó. Họ rất khó để đón nhận những điều ngọt ngào trong cuộc sống hoặc từ người khác. Họ cảm thấy tội lỗi, không xứng đáng để có những điều ngọt ngào đó trong cuộc sống của mình.
  • Có khuynh hướng mắc các VẤN ĐỀ TIM vì họ không yêu bản thân thỏa đáng. Họ không thấy mình đủ quan trọng để được hưởng thụ. Khu vực của trái tim có mối liên hệ trực tiếp với khả năng tận hưởng bản thân một cách “dịu dàng”. Người mang tổn thương bị sỉ nhục có một “tài năng” trong việc tự trừng phạt mình trước khi bất kỳ ai khác làm. Như thể họ muốn đòn roi đầu tiên giáng lên mình phải là tự thân, do đó những gì sắp tới sẽ bớt đau hơn. Tình huống này chủ yếu xảy ra khi họ xấu hổ về điều gì đó hoặc sợ rằng mình sẽ trở nên bẽ mặt trước người khác. Họ cảm thấy khó để làm hài lòng bản thân đến nỗi, khi họ cảm thấy thích thú với việc ở bên cạnh ai hoặc làm điều gì, họ sẽ phán xét bản thân là kẻ lợi dụng. Họ làm mọi cách để không trở thành kẻ lợi dụng người khác. Càng buộc tội lợi dụng lên bản thân, họ càng đánh mất khả năng tận hưởng bản thân một cách “dịu dàng”
  • Hơn nữa, vì họ tin vào sự đau khổ, những người tự bạo có thể phải trải qua một số CUỘC PHẪU THUẬT. Họ tin vào đau khổ và họ tin vào việc họ xứng đáng để phải chịu đau khổ như vậy. Những người mang tổn thương bị sỉ nhục là người mà họ vô cùng cực đoạn và khắc nghiệt với bản thân mình. Họ thu hút những đau khổ, những vấn đề để khiến họ trở nên đau khổ, tủi buồn… Khi niềm tin này càng trở nên mạnh mẽ, họ cáo buộc bản thân mình càng nhiều thì cơ thể sẽ bắt đầu hình thành những khối u, những sự tắc nghẽn… để họ buộc phải trải qua sự đau khổ về cả thể xác. Cách duy nhất để ngưng việc hình thành các khối u, những cuộc phẫu thuật, họ cần tỉnh thức về chính mình, và nhưng cáo buộc chính mình.

Cũng như những người mang tổn thương khác, người mang tổn thương bị sỉ nhục sẽ làm bất cứ điều gì để lờ đi nỗi đau khổ của mình, bởi vì họ quá sợ hãi khi cảm thấy tất cả sự đau đớn cùng với tổn thương. Những người tự bạo sẽ làm điều này bằng cách cố gắng trở nên xứng đáng bằng mọi giá. Họ thường sử dụng những từ như xứng đáng và không xứng đáng trong cách diễn đạt. Họ thường nhìn nhận mình là người không xứng đáng: chẳng hạn như không đáng được yêu hoặc được thừa nhận. Chừng nào họ còn tự thấy mình là không xứng đáng, họ cảm thấy mình không có quyền được tận hưởng; và đáng phải chịu đựng đau khổ. Hầu hết những điều này diễn ra ở mức độ vô thức.

Để trở nên ý thức hơn về tổn thương của sự sỉ nhục, họ phải thừa nhận rằng họ đã xấu hổ như thế nào về bản thân (hoặc những người khác) và những người khác có thể xấu hổ về họ đến mức nào. Hơn nữa, họ phải ý thức về việc đã bao nhiêu lần họ tự sỉ nhục, tự hạ thấp mình và cảm thấy mình không xứng đáng.

Bạn cũng cần phải nhận ra rằng mẹ hoặc cha của bạn cũng từng phải chịu đựng tổn thương sự sỉ nhục tương tự. Họ đã mang tổn thương này bởi người cha hoặc mẹ của họ. Bằng cách cảm thông cho cha mẹ, bạn sẽ dễ dàng có lòng trắc ẩn với chính mình hơn.

Hãy nhớ rằng nguyên nhân chính của tổn thương đến từ việc chúng ta không thể tha thứ cho những gì ta làm với bản thân hoặc những gì ta gây ra cho người khác. Rất khó để chúng ta tha thứ cho bản thân vì hầu như chúng ta thậm chí không nhận ra ta đang buộc tội chính mình. Tổn thương càng sâu, chúng ta càng sỉ nhục mình bằng cách tự hạ thấp hoặc so sánh mình với người khác, hoặc chúng ta sỉ nhục người khác vì xấu hổ về họ hoặc vì đã làm quá nhiều điều cho họ. Chúng ta đổ lỗi cho người khác về những gì bản thân làm nhưng không muốn nhận ra. Đó là lý do tại sao chúng ta thu hút những người hoặc tình huống nhất định đến để cho chúng ta thấy những gì đang làm

.Mỗi tổn thương có hành vi và thái độ bên trong riêng của nó. Do đó, suy nghĩ, cảm giác, ngôn ngữ và hành động có liên quan đến mỗi tổn thương đều là phản ứng của chúng ta với những gì đang xảy ra trong cuộc sống. Những người chỉ phản ứng lại cuộc sống không tập trung vào chính họ, vào trái tim và tâm trí bản thân, và do vậy họ không thể hạnh phúc. Đó là lý do tại sao việc nhận thức được khi nào chúng ta là chính mình và khi nào chúng ta đang phản ứng lại là rất hữu ích. Với sự hiểu biết này, chúng ta sẽ trở thành người làm chủ cuộc đời mình, thay vì để bản thân bị kiểm soát bởi nỗi sợ hãi.

Để tìm hiểu chi tiết hơn về TỔN THƯƠNG BỊ SỈ NHỤC:

--------------------

Nguồn: Healing your wounds & find your true self – Lise Bourbeau

Toàn bộ bài dịch, biên soạn và hình ảnh thuộc về trí tuệ sáng tạo của The Domdom Healing Garden, mọi sao chép/trích dẫn vui lòng ghi rõ nguồn, nếu không Domdom xin phép liên lạc đề nghị gỡ bỏ.

Trân trọng!

The DomDom Healing Garden

The Domdom Healing Garden

Khu vườn chữa lành Đom Đóm - không gian trị liệu và chăm sóc thế giới tinh thần cùng bạn!

Địa chỉ:27, đường số 3, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức
Điện thoại:0932360164
Email:thedomdomhealinggarden@gmail.com

Follow Vườn

Bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ Đom Đóm?

Hãy để lại địa chỉ email để Đom Đóm thông báo cho bạn về các hoạt động và bài viết bổ ích nhé!