Vết thương bị chối bỏ/ từ chối (𝑹𝒆𝒋𝒆𝒄𝒕𝒊𝒐𝒏 𝑾𝒐𝒖𝒏𝒅) - Kỳ 3

NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ SỨC KHỎE

Bạn thân mến!

Bản ngã của chúng ta làm mọi thứ có thể để ngăn chúng ta nhìn thấy vết thương của mình. Tại sao? Bởi vì chúng ta đã cho phép nó thực hiện điều này một cách vô thức. Chúng ta rất sợ một lần nữa phải trải qua nỗi đau liên quan đến vết thương, vì vậy chúng ta luôn cố trốn tránh, bằng mọi cách có thể, việc thừa nhận với bản thân rằng khi chúng ta trải qua sự từ chối thì đó là do ta tự từ chối chính mình. Những người từ chối chúng ta trong đời là để cho chúng ta thấy mình đã từ chối bản thân đến mức nào!

Khi chúng ta càng cố trốn tránh và tìm cách kìm nén những tổn thương hay muốn cất giữ nó ở một nơi mà bạn nghĩ bạn có thể giấu nó mãi mãi được, thì sẽ có một tín hiệu “nặng đô” hơn lên tiếng và cảnh báo tới bạn rằng: Bạn cần phải giải phóng nó khỏi cơ thể và tâm trí của bạn! Và tín hiệu đó bạn sẽ nhìn thấy rất rõ ràng trên chính cơ thể của bạn: VẤN ĐỀ VỀ SỨC KHỎE!

Vết thương ngăn cản chúng ta là chính mình; điều này tạo ra một sự tắc nghẽn và cuối cùng có thể gây bệnh. Mỗi vết thương thu hút những phàn nàn về bệnh tật nhất định phụ thuộc vào thái độ bên trong của chúng ta.

Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe mà người mang tổn thương bị chối bỏ/ từ chối có thể mắc phải:

  • BỆNH TIÊU CHẢY: Như bài trước Đom Đóm đã chia sẻ, những người mang tổn thương bị chối bỏ/ từ chối. Khi họ cảm thấy ai đó từ chối/ chối bỏ họ, cơ thể họ cũng sẽ tìm cách từ chối tất cả những gì mà cơ thể nạp từ bên ngoài vào (và nó không phân biệt được thứ bạn nạp từ bên ngoài vào là tốt hay không tốt). Vì họ cảm thấy tất cả đều có nguy cơ khiến họ trở nên bị nguy hiểm và không an toàn. Và thực chất hệ tiêu hóa của người bị chối bỏ không tốt, họ dễ gặp cấc vấn đề về đường ruột. Cơ chế sẽ khó/ không tiếp nhận bất kể gì khi họ bị kích hoạt tổn thương.
  • NÔN: Giống như cơ chế từ chối tiếp nhận mọi thứ nạp từ cơ thể. Có một số người họ sẽ mắc tiêu chảy, nhưng sẽ có người họ sẽ nôn. Họ nôn ra tất cả những gì họ đã nạp vào cơ thể. Đây cũng là một cách chối bỏ chính bản thân họ rằng: Mình không xứng đáng để được hấp thụ, tiếp nhận những thứ này! Và biểu tượng nôn chỉ là cách họ thể hiện mong muốn từ chối ai đó hoặc điều gì đó.
  • DỄ BỊ DỊ ỨNG: Bạn có thể nhìn thấy người mang tổn thương bị chối bỏ rất dễ bị dị ứng bởi những tác động bên ngoài vào cơ thể: đồ ăn, quần áo, thời tiết, mỹ phẩm… những đồ dùng tiếp chạm với họ. Vì những người mang loại tổn thương này, họ thường khó chấp nhận những thứ khác tác động lên họ, ngay cả việc những lời khuyên, những nhận xét từ người khác. Chính vì cơ thể đóng tiếp nhận những thứ từ bên ngoài nên họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn với những thứ mới. Và có một sự thật rằng: người mang tổn thương này, khi chưa được chữa lành, việc tồn tại của họ cũng bị chính bản thân họ chối bỏ!
  • LOẠN NHỊP TIM: Nỗi sợ lớn nhất của người mang tổn thương bị chối bỏ/ từ chối chính là SỰ HOẢNG LOẠN (panic). Khi người mang tổn thương bị chối bỏ/ từ chối, họ sẽ phải đối diện thường xuyên với những bối cảnh, vấn đề khiến họ trở nên sợ hãi, hoảng loạn và bất an. Chính vì vấn đề này, nên dẫn đến việc nếu họ không tỉnh thức về chính tổn thương của họ, hay chữa lành những vết thương đó, thì họ sẽ phải sống với cảm giác này trong 1 thời gian dài, và nó sẽ ảnh hưởng đến nhịp tim: rối loạn nhịp tim hoặc một sự bất ổn định về tim nào đó.
  • UNG THƯ: Đây là căn bệnh rất rõ để có thể thấy ở người mang tổn thương bị chối bỏ. Như đã chia sẻ ở bài viết trước, tổn thương bị chối bỏ/ từ chối là tổn thương sâu nhất trong 5 loại tổn thương, và người mang loại tổn thương này sẽ phải chịu rất nhiều đau đớn, sự tủi hổ về chính bản thân mình. Họ không chấp nhận được với việc bị chối bỏ của người khác đối với mình, chính vì vậy họ hình thành sự căm ghét, hoặc lớn hơn là sự thù hận với những người mà họ nghĩ rằng người đó đã chối bỏ mình. Nhưng xét về mặt tâm lý, chính bản thân người mang tổn thương này cũng cảm thấy vô cùng tội lỗi khi mình trở nên ghét bỏ người thân của mình (bạn nên nhớ, những tổn thương này hầu hết hình thành trong vòng 7 năm đầu đời, và thời gian đó đứa trẻ chủ yếu ở bên cạnh cha mẹ hoặc người thân của chúng). Và họ trở nên oán trách bản thân mình, đổ lỗi cho bản thân mình. Chính sự giằng xé, oán trách và đổ lỗi cho bản thân bên trong họ khiến các tế bào ung thư được hình thành. Cho đến khi họ chấp nhận tổn thương của chính mình, chấp nhận tha thứ cho bản thân mình và chữa lành chúng thì lúc đó khối ung thư mới có thể không thể hình thành và phát triển thêm.
  • CÁC VẤN ĐỀ VỀ HÔ HẤP: Khi người người mang tổn thương bị chối bỏ/ từ chối bị trigger bởi một vấn đề nào đó, ngay lập tức, sự hoảng loạn bên trong của họ trở nên mạnh mẽ và không kiểm soát được. Họ trở nên khó thở, thở rất khó khăn, thở ngắn kèm theo những dấu hiệu như: tức ngực, ho…
  • CHOÁNG: Đây là một cơ chế rút lui/ chạy trốn của người mang tổn thương này (vô thức). Choáng hay ngất xỉu là cách để họ chạy trốn hoặc thoát khỏi một sự kiện, một con người, một hoàn cảnh khiến họ không thể chịu đựng được.
  • CHỨNG BỆNH AGORAPHOBIA (chứng bệnh sợ đám đông, sợ nơi đông người, sợ không gian rộng lớn…)
  • HẠ ĐƯỜNG HUYẾT/ TIỂU ĐƯỜNG: Khi đối diện với sự kiện khiến cho người mang tổn thương bị chối bỏ/ từ chối vị kích hoạt mạnh mẽ, xu hướng của họ là sẽ sử dụng đồ ăn ngọt để khống chế cảm xúc quá mức của mình. Chính việc sử dụng quá nhiều đồ ngọt và lặp đi lặp lại trong khoảng thời gian dài, nó có thể dẫn đến việc ảnh hưởng đến tuyến tụy như: Hạ đường huyết hoặc tiểu đường.
  • CHỨNG BỆNH LOẠN THẦN: Những người mang tổn hương này, hầu hết là họ rất khó để nhận diện và biết được mình là ai. Họ luôn tìm kiếm những hình mẫu của những người xung quanh để trở thành. Và họ dần đánh mất chính mình trong những hình tượng, tính cách của người mà họ muốn trở thành (người họ ngưỡng mộ). Nguy cơ ở hành vi này là nếu thái quá nó có thể phát triển thành một dạng bệnh LOẠN THẦN.
  • TRẦM CẢM HOẶC HƯNG TRẦM CẢM: Nếu nỗi hận thù của họ với cha mẹ hoặc người thân (những người mà họ nghĩ rằng người đó chối bỏ họ) quá sâu năng vì nỗi đau do sự từ chối và họ đã đạt đến giới hạn về tinh thần và cảm xúc, những người rút lui có thể phát triển bệnh TRẦM CẢM hoặc HƯNG TRẦM CẢM.
  • ....

Bạn nên nhớ rằng chính việc chúng ta không thể tha thứ cho bản thân vì những gì đã tự gây ra cho mình hoặc cho người khác, là lý do chính dẫn đến sự xuất hiện của bất kỳ vết thương nào. Thật khó để tha thứ cho bản thân bởi vì chúng ta thường không nhận ra ta đang tự trách mình. Vết thương của sự chối bỏ/ từ chối càng lớn, bạn càng chối bỏ bản thân, những người khác và cả cuộc sống này.

Một cách khác để nhận ra khi chúng ta từ chối chính mình hoặc người khác là cảm thấy xấu hổ. Khi chúng ta muốn che giấu bản thân hoặc hành vi của mình, đó là vì chúng ta cảm thấy xấu hổ. Việc tự thấy xấu hổ khi hành vi của chúng ta giống với những gì chúng ta từng chỉ trích ở người khác là hoàn toàn bình thường. Chúng ta thực sự không muốn họ biết rằng chúng ta cũng hành xử giống như họ.

Hầu như rất khó để một người thừa nhận tất cả các thái độ và khuôn mẫu hành vi được đề cập. Mỗi vết thương có hành vi và thái độ bên trong riêng của nó. Do đó, suy nghĩ, cảm giác, ngôn từ và hành động có liên quan đến mỗi vết thương đều là phản ứng của chúng ta với những gì đang xảy ra trong cuộc sống. Đó là lý do tại sao việc nhận thức được khi nào chúng ta là chính mình và khi nào chúng ta đang phản ứng lại là rất hữu ích. Khi nhận ra được sự khác biệt, chúng ta sẽ trở thành người làm chủ cuộc đời mình, thay vì để bản thân bị kiểm soát bởi nỗi sợ hãi.

Hãy nhớ rằng cơ thể vật lý không bao giờ nói dối; còn chúng ta có thể dễ dàng nói dối chính mình!

Để tìm hiểu chi tiết hơn về TỔN THƯƠNG BỊ CHỐI BỎ/ TỪ CHỐI:

Nguồn: Healing your wounds & find your true self – Lise Bourbeau

Toàn bộ bài dịch, biên soạn và hình ảnh thuộc về trí tuệ sáng tạo của The Domdom Healing Garden, mọi sao chép/trích dẫn vui lòng ghi rõ nguồn, nếu không Domdom xin phép liên lạc đề nghị gỡ bỏ.

Trân trọng!

The DomDom Healing Garden

The Domdom Healing Garden

Khu vườn chữa lành Đom Đóm - không gian trị liệu và chăm sóc thế giới tinh thần cùng bạn!

Địa chỉ:27, đường số 3, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức
Điện thoại:0932360164
Email:thedomdomhealinggarden@gmail.com

Follow Vườn

Bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ Đom Đóm?

Hãy để lại địa chỉ email để Đom Đóm thông báo cho bạn về các hoạt động và bài viết bổ ích nhé!