Vết thương bị bỏ rơi (𝑨𝒃𝒂𝒏𝒅𝒐𝒏𝒎𝒆𝒏𝒕 𝑾𝒐𝒖𝒏𝒅) - Kỳ 3

NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ SỨC KHỎE

Bạn thân mến,

Vết thương bị bỏ rơi thể hiện rõ hơn ở mức độ có (having) và làm (doing) hơn là ở mức độ là (being) như trường hợp của vết thương bị từ chối.

Dưới đây là một số tình huống có thể khơi dậy vết thương bị bỏ rơi ở một đứa trẻ:

Trẻ nhỏ có thể cảm thấy bị bỏ rơi ...

... nếu mẹ của trẻ đột nhiên rất bận rộn với một em bé mới. Cảm giác bị bỏ rơi sẽ càng lớn hơn, nếu em bé mới cần được chăm sóc nhiều hơn do ốm đau hoặc tật nguyền. Những đứa trẻ trong tình huống này cảm thấy rằng mẹ liên tục rời đi (bỏ rơi) mình để chăm sóc em bé, và trẻ bắt đầu tin rằng mối quan hệ của trẻ với mẹ sẽ không bao giờ như cũ

.... nếu cha mẹ trẻ đi làm hàng ngày và có cực kỳ ít thời gian dành cho trẻ

.... nếu trẻ phải nằm viện. Đứa trẻ không hiểu chuyện gì đang xảy ra với mình và nếu trẻ cảm thấy có chút khó chịu nào trước khi đến bệnh viện (và nếu trẻ nghĩ rằng cha mẹ đã chán ngấy mình), cảm giác bị bỏ rơi có thể còn mạnh mẽ hơn. Tại bệnh viện, trẻ có thể chọn tin rằng cha mẹ đã bỏ rơi mình mãi mãi. Ngay cả khi cha mẹ đến thăm mỗi ngày, nỗi đau phải trải qua lúc trẻ cảm thấy bị bỏ rơi sẽ chiếm ưu thế. Nỗi đau này thúc đẩy đứa trẻ bắt đầu tạo ra một chiếc mặt nạ, tin rằng chiếc mặt nạ này sẽ bảo vệ mình tránh phải cơn đau một lần nữa

.... nếu cha mẹ đưa trẻ đến nơi chăm sóc khác trong một vài ngày, có thể là trong kỳ nghỉ, ngay cả khi trẻ ở với ông bà trong khi cha mẹ đi vắng

.... nếu mẹ luôn đau ốm và bố thường bận bịu hoặc vắng mặt, không chăm sóc được nên trẻ phải tự xoay xở

.… nếu một người thân trong gia đình hoặc một người với đứa trẻ là thân thiết đột ngột qua đời. Đây là một dấu hiệu rất rõ với những đứa trẻ mang tổn thương bị bỏ rơi, nó không thể chấp nhận được việc ra đi của người đó, và nó tin rằng người đó đã bỏ rơi nó, để nó lại một mình

.… người mẹ qua đời vào lúc sinh đứa trẻ đó

… trẻ phải rời sự chăm sóc của cha mẹ từ sớm (trẻ phải nằm lồng kính trong 1 khoảng thời gian, gửi trẻ đến nhà trẻ từ sớm, cha mẹ gửi trẻ về cho ông bà mà không thể trực tiếp chăm sóc trẻ khi trẻ còn nhỏ…)

…vv…vv

Chính những trải nghiệm/ sang chấn này đã hình thành tổn thương bị bỏ rơi ở một đứa trẻ. Và kể từ khi đứa trẻ đó mang trong mình tổn thương, nó sẽ vô hình kiểm soát cuộc sống của đứa trẻ đó, cho dù đứa trẻ đó đã trưởng thành như thế nào.

Về khía cạnh đến bệnh tật, những người phụ thuộc được biết đến là thường xuyên ốm đau, yếu ớt và mong manh khi còn nhỏ. Dưới đây là những căn bệnh mà người phụ thuộc dễ mắc phải:

  • HEN SUYỄN, một căn bệnh mà việc chữa trị rất khó khăn và mệt mỏi. Ở cấp độ siêu hình, căn bệnh này chỉ ra một đặc tính nổi trội đối với những người mang tổn thương bị bỏ rơi đó là: bao nhiêu cũng không đủ với họ, họ luôn cảm thấy thiếu hụt mọi thứ trong cuộc sống của họ (tình yêu, thức ăn, vật chất, cảm xúc…), chính vì vậy họ rất khó khăn để cho đi.
  • Những người phụ thuộc cũng gặp các vấn đề về PHẾ QUẢN, một thông tin vô cùng thú vị rằng: các ống phế quản có mối liên hệ siêu hình với gia đình. Khi những người mang tổn thương bị bỏ rơi có vấn đề về phế quản, điều này cho thấy rằng họ cảm thấy họ không nhận được đủ từ gia đình, rằng họ quá phụ thuộc vào gia đình. Điều lý tưởng là họ xây dựng được lòng tin, rằng mình có vị trí trong gia đình hơn là đi đến thái độ cực đoan để chứng tỏ điều đó với bản thân.
  • Những người mang tổn thương bị bỏ rơi thường thu hút các vấn đề về TUYẾN TỤY (hạ đường huyết và tiểu đường), cũng như các vấn đề về TUYẾN THƯỢNG THẬN bởi vì họ có thể gắn kết, phụ thuộc quá dễ dàng với người khác. Toàn bộ hệ thống tiêu hóa của họ trở nên yếu ớt vì chúng không cảm thấy rằng được nuôi dưỡng đầy đủ. Mặc dù sự thiếu hụt chất dinh dưỡng này không nằm trên bình diện vật lý, mà nằm ở mức độ tình cảm, cảm xúc; cơ thể vật lý vẫn phản ánh tâm hồn của họ, nhận được thông báo rằng tồn tại sự thiếu hụt.
  • Những người phụ thuộc cũng thường bị VẤN ĐỀ VỀ MẮT (cận thị, loạn thị, một số chứng bệnh về mắt: đau mắt đỏ, mắt yếu, tật ở mắt…). Những người mang tổn thương bị bỏ rơi có một nỗi sợ lớn chính là việc tự đưa ra quyết định cho chính bản thân mình, trong tất cả các khía cạnh của cuộc sống. Họ phụ thuộc vào những người thân của họ, họ luôn tìm kiếm lời khuyên để có thể được hướng dẫn, họ không có niềm tin về chính bản thân mình. Nên nỗi sợ về tương lai của người mang tổn thương này rất lớn, Họ rất sợ phải nghĩ đến tương lai. Vấn đề về mắt thể hiện sự khó khăn trong việc nhìn xa, có liên quan đến nỗi sợ hãi về tương lai và đặc biệt là việc đối mặt với tương lai một mình.
  • Những người phụ thuộc cũng có thể bị RỐI LOẠN PHÂN LY (HYSTERIA). Trong tâm lý học, chứng rối loạn phân ly giống như đứa trẻ sợ hãi việc thiếu sữa mẹ và bị bỏ rơi. Đó là lý do tại sao họ thể hiện cảm xúc của mình một cách cực đoan. Họ rất khó để thể hiện cảm xúc của bản thân. Họ kìm nén và khi họ không thể tiếp tục giữ cái cảm xúc đó được thì họ sẽ thể hiện nó một cách vô cùng cực đoan. Người mang tổn thương bị bỏ rơi sẽ cần phải học và thực hành cách thể hiện cảm xúc của chính bản thân mình một cách đúng đắn.
  • Nhiều người phụ thuộc bị TRẦM CẢM khi vết thương của họ quá đỗi sâu sắc, họ cảm thấy rằng họ sẽ không bao giờ được yêu theo cách mà họ muốn. Họ luôn cảm thấy tình cảm, tình yêu thương của đối phương, người thân dành cho họ không bao giờ đủ. Và ngay cả chính bản thân họ cũng cảm thấy không đủ với chính bản thân mình. Họ thất vọng và buồn chán trong 1 khoảng thời gian dài sẽ dẫn đến trầm cảm, hoặc một số bệnh về tâm lý. Mặt khác, đó cũng là cơ chế vô thức của người mang tổn thương bị bỏ rơi rằng họ muốn được chú ý, muốn được quan tâm và nhận nhiều tình yêu thương hơn.
  • Những người phụ thuộc thường phải chịu đựng CHỨNG ĐAU NỬA ĐẦU, bởi họ luôn ngăn cản bản thân được là chính mình; họ tự chặn bản thân được thể hiện "Tôi là…" Họ thường gắng sức quá nhiều để trở thành những gì người khác muốn họ là, hoặc họ sống dưới cái bóng của những người họ yêu thương quá lâu.
  • Những người mang tổn thương này có thể phát triển những BỆNH HIẾM GẶP, hay còn gọi là BỆNH KHÔNG THỂ CHỮA TRỊ, những tình trạng cần được chú ý đặc biệt. (Cần lưu ý rằng khi y học coi một căn bệnh là không thể chữa khỏi, thì trên thực tế điều đó có nghĩa rằng họ vẫn chưa tìm ra cách chữa trị.): Ta có thể coi đây là một dạng tâm bệnh, bạn có thể nhìn thấy rất rõ ở một số người mang loại tổn thương này, họ luôn ốm yếu, đau nhức…nhưng khi đi bệnh viện khám thì không có bất kỳ kết quả gì về bệnh.
  • CHỨNG SỢ HÃI NƠI LẠ: Những người này cảm thấy khó khăn khi rời khỏi một hoàn cảnh hoặc địa điểm. Ngay cả khi nơi họ sẽ đến có vẻ tốt đẹp, ý tưởng rời bỏ chốn cũ cũng khiến họ buồn lòng. Hãy lấy ví dụ về một chuyến du lịch trong vài tuần, họ sẽ cảm thấy khó khăn khi rời xa những người thân yêu, công việc hoặc ngôi nhà của họ. Nhưng một khi đã ở đó và đến lúc phải kết thúc chuyến đi, một lần nữa họ sẽ cảm thấy khó khăn khi phải tạm biệt con người và nơi chốn mới lạ.

Trong số năm loại tổn thương, những người mang tổn thương bị bỏ rơi có xu hướng nạn nhân hóa nhất. Nạn nhân thường tạo ra mọi loại vấn đề trong cuộc sống của họ để thu hút sự quan tâm, đặc biệt là các vấn đề về thể chất. Điều này giúp người phụ thuộc có được SỰ CHÚ Ý – thứ dường như là không bao giờ đủ với họ. Nếu họ đang làm mọi thứ có thể để thu hút sự chú ý, thì trên thực tế, họ đang cố gắng để cảm thấy mình ĐỦ QUAN TRỌNG để nhận được SỰ GIÚP ĐỠ. Họ tin rằng nếu họ không thu hút được sự chú ý của người khác, họ sẽ không bao giờ có thể tin tưởng vào người đó. Hiện tượng này có thể gặp ở những người mang tổn thương này từ khi còn rất nhỏ. Những đứa trẻ mang tổn thương bị bỏ rơi cần cảm thấy rằng nếu chúng vấp ngã, chúng có thể trông cậy vào ai đó để giúp chúng đứng vững trở lại. Chúng tin chúng sẽ không thể tự giúp chính mình được.

Khi và chỉ khi chúng ta thực sự ý thức về tổn thương của chính mình, sẵn sàng chịu trách nhiệm và nhìn vết thương đó như một bài học của chính mình thì chúng ta đã dần tiến gần đến việc “làm hòa” với những tổn thương của chính mình.

Tổn thương vẫn đang “ngầm” chi phối cuộc sống của chính bạn. Chỉ là bạn có đủ tỉnh thức để quan sát và nhận diện nó hay không.

Hi vọng đâu đó DomDom có thể giúp bạn hiểu về chính mình hơn một chút, hiểu về tổn thương của chính mình, để từ đó chấp nhận và bao dung cho chính mình nhiều hơn!

Để tìm hiểu chi tiết hơn về TỔN THƯƠNG BỊ BỎ RƠI:

Nguồn: Healing your wounds & find your true self – Lise Bourbeau

Toàn bộ bài dịch, biên soạn và hình ảnh thuộc về trí tuệ sáng tạo của The Domdom Healing Garden, mọi sao chép/trích dẫn vui lòng ghi rõ nguồn, nếu không Domdom xin phép liên lạc đề nghị gỡ bỏ.

Trân trọng!

The DomDom Healing Garden

The Domdom Healing Garden

Khu vườn chữa lành Đom Đóm - không gian trị liệu và chăm sóc thế giới tinh thần cùng bạn!

Địa chỉ:27, đường số 3, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức
Điện thoại:0932360164
Email:thedomdomhealinggarden@gmail.com

Follow Vườn

Bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ Đom Đóm?

Hãy để lại địa chỉ email để Đom Đóm thông báo cho bạn về các hoạt động và bài viết bổ ích nhé!