Vết thương bị bất công (𝑰𝒏𝒋𝒖𝒔𝒕𝒊𝒄𝒆 𝑾𝒐𝒖𝒏𝒅) | #Kỳ 3
Bạn thân mến,
Những người mang tổn thương bị bất công rất nhạy cảm, nhưng họ phát triển khả năng chôn giấu sự nhạy cảm của mình và che giấu nó với người khác. Họ hành động như thể không có gì chạm được vào họ. Đó là lý do tại sao những người mang tổn thương này mang mặt nạ cứng nhắc, thường tỏ ra lạnh lùng và vô cảm. Trong năm vết thương, những người mang tổn thương này thường “khoanh tay đứng nhìn” hơn những người khác. Hành động này chặn đứng khu vực của đám rối mặt trời để họ không cảm thấy gì nữa. Một cách khác để tránh cảm giác đó là mặc đồ đen, vì màu đó khiến mọi thứ khó lọt qua được.
Trên hết, những người mang tổn thương này tìm kiếm công lý và sự công bằng. Họ thường là những người cầu toàn, tin rằng nếu những gì họ nói hoặc làm là hoàn hảo, nó sẽ tự động công bằng. Họ rất khó khăn trong việc hiểu rằng họ đang hành động theo định nghĩa của họ về sự hoàn hảo và họ vẫn có thể không công bằng.
Những người chịu sự bất công có xu hướng ghen tị với những người có nhiều hơn họ và những người mà theo họ là không xứng đáng. Họ cũng có thể tin rằng người khác ghen tị với họ khi họ có nhiều hơn. Những người phụ thuộc hoặc kiểm soát có xu hướng cảm thấy ghen tị (kiểm soát cái mình có và không muốn nó thuộc về người khác) nhiều hơn, khác với sự đố kỵ (muốn cái mà mình không có). Những người phụ thuộc ghen tị vì họ sợ bị bỏ rơi, trong khi những người kiểm soát ghen tị vì sợ họ bị phản bội.
Bạn có thể thấy rằng: sự bất công lớn nhất mà những người mang tổn thương này phạm phải là đối với chính họ. Chẳng hạn, họ dễ dàng đổ lỗi cho bản thân nếu họ mua thứ gì đó mà họ cảm thấy không thực sự cần và nếu cùng lúc đó họ không mua đồ cho những người thân yêu của họ. Để cho phép mình mua món đồ mong muốn, họ phải tìm cách biện hộ cho việc mua hàng của mình; họ phải tìm ra lý do tại sao họ xứng đáng được như vậy. Nếu không, họ sẽ buộc tội bản thân không công bằng.
Bởi chính sự kìm nén, không thể bộc lộ được cảm xúc của mình, sự kiểm soát quá lớn với chính mình, người khác và cuộc sống đã khiến cho họ phải đối diện với một số vấn đề về sức khỏe thể lý. Dưới đây là một số phàn nàn và bệnh tật mà những người mang tổn thương bị bất công có thể mắc phải:
- Người mang tổn thương bị bất công là người vô cùng cứng nhắc, chính vì thế sự cứng nhắc trong suy nghĩ, tâm trí của họ cũng tác động lên cơ thể vật lý. Họ cảm thấy sự cứng nhắc trong cơ thể dưới dạng CĂNG CƠ hoặc CỨNG CƠ ở phần trên của LƯNG hoặc CỔ, GÁY, cũng như ở các bộ phận linh hoạt của cơ thể (mắt cá chân, đầu gối, hông, khuỷu tay, cổ tay, v.v.) Do đó người mang tổn thương này thích bẻ ngón tay để cố nới lỏng chúng.
- Những cơn KIỆT SỨC (BURN-OUT), vì họ phải kìm nén và không thể bộc lộ được cảm xúc của chính mình, hơn thế nữa, những người mang tổn thương này có cơ chế kiểm soát bản thân quá lớn, dần dần khiến họ trở nên kiệt sức, mất sức
- Các bệnh như VIÊM GÂN (TENDINITIS), VIÊM TÚI THANH MẠC (BURSITIS), THẤP KHỚP (ARTHRITIS). Sự tức giận, bị kìm nén bên trong thường sẽ dẫn đến những vấn đề này và điều này thường xảy ra đối với những người cứng nhắc.
- Họ cũng có thể bị TRẸO CỔ (TORTICOLLIS/WRYNECK) vì họ gặp khó khăn khi nhìn nhận tất cả các khía cạnh của một tình huống mà họ cho là không công bằng.
- Các vấn đề về TÁO BÓN (CONSTIPATION) và TRĨ (HEMORRHOID) xảy ra rất thường xuyên do họ khó buông bỏ và do cách họ kiềm chế bản thân trong cuộc sống.
- Những người mang tổn thương này cũng có thể bị ĐAU QUẶN (CRAMPS), chứng này xuất hiện khi họ bám víu vào thứ hay điều gì đó hoặc kiềm chế bản thân để không sợ hãi.
- Vì họ cảm thấy khó cho mình tận hưởng cuộc sống, họ có thể gặp vấn đề về LƯU THÔNG MÁU và có thể bị GIÃN TĨNH MẠCH (VARICOSE VEINS).
- Họ thường gặp các vấn đề KHÔ DA hoặc các VẤN ĐỀ VỀ DA khác: Họ có thể bị NÁM hoặc MỤN trên mặt khi họ sợ mắc lỗi, mất mặt hoặc không đạt được kỳ vọng của chính mình. VẢY NẾN cũng phổ biến ở những người cứng nhắc. Họ thu hút căn bệnh này để họ không cảm thấy mình quá ổn thỏa và hạnh phúc (điều này có thể không công bằng với những người khác). Điều đáng chú ý là tần suất bệnh vẩy nến xuất hiện trong các kỳ nghỉ của họ hoặc khi mọi thứ đang diễn ra thực sự tốt đẹp với họ.
- Các vấn đề về GAN thường xuyên xảy ra do sự tức giận bị kìm nén của họ.
- Chứng CĂNG THẲNG xảy ra phổ biến, mặc dù hầu hết thời gian, những người mang tổn thương này có khả năng kiểm soát để người khác không nhìn thấy nó.
- Những người cứng nhắc thường mắc chứng MẤT NGỦ, đặc biệt là những người chỉ cảm thấy tốt khi mọi thứ đã hoàn thành và hoàn hảo. Họ suy nghĩ rất nhiều về mọi thứ mình phải làm đến mức hay thức dậy và không thể ngủ lại được.
- Họ cũng gặp vấn đề về TẦM NHÌN XA vì họ khó có thể nhận ra rằng họ đã đưa ra một quyết định tồi hoặc nhận thức không tốt về một tình huống. Họ không muốn nhìn thấy bất cứ thứ gì họ cho là không hoàn hảo; bằng cách đó họ sẽ không bị ảnh hưởng. Họ thường sử dụng cách diễn đạt: “Như vậy không rõ ràng”, điều này không giúp cải thiện tầm nhìn của họ.
Nói chung, hầu hết các bệnh mà những người cứng nhắc mắc phải đều không nghiêm trọng đến mức họ phải đi khám. Họ đợi vấn đề của họ tự lành hoặc họ cố gắng điều trị một mình mà không nói với người khác, vì họ quá khó khăn trong việc thừa nhận rằng họ có thể cần giúp đỡ. Khi họ quyết định nhờ giúp đỡ, rất có thể là do vấn đề đã trở nên nghiêm trọng.
Điều quan trọng nhất mà người tổn thương bị bất công cần biết là ta không thể kiểm soát bản thân suốt cuộc đời. Tất cả chúng ta đều có giới hạn về thể chất, cảm xúc và tinh thần.
Những người mang tổn thương bị chối bỏ cần học cách chấp nhận và cảm thấy bản thân xứng đáng với mọi thứ, bất cứ thứ gì mà không cảm thấy tội lỗi.
Bước đầu tiên để chữa lành vết thương bao gồm NHẬN BIẾT và CHẤP NHẬN nó, mà không nhất thiết phải đồng ý rằng nó đã ở đó. Chấp nhận có nghĩa là nhìn vào nó, quan sát nó, biết rằng việc có những thứ cần giải quyết là một phần của trải nghiệm làm người. Ta không phải là người xấu bởi vì vẫn có điều gì đó có thể làm tổn thương chúng ta.
Bằng cách quyết định chữa lành vết thương của mình, ta đang thực hiện những bước đầu tiên trong việc cảm nhận lòng trắc ẩn, sự kiên nhẫn và lòng khoan dung đối với bản thân. Ta sẽ đồng thời phát triển những thái độ này đối với những người khác.
Ta càng chần chờ việc chữa lành vết thương của mình, chúng càng trở nên sâu hơn. Mỗi lần ta trải qua một tình huống gây thức tỉnh và chạm vào một vết thương, ta lại đắp thêm một lớp nữa. Nó giống như một vết thương thể xác lan rộng. Nó càng trở năng hơn, ta lại càng sợ chạm vào nó. Nó trở thành một vòng luẩn quẩn. Thậm chí nó có thể trở thành một dạng ám ảnh; nói cách khác, cuối cùng ta có thể tin rằng thế giới này tồn tại là để khiến ta đau khổ. Ví dụ, một người rất cứng nhắc sẽ nhìn thấy sự bất công ở khắp mọi nơi và sẽ trở thành một người cầu toàn quá mức. Người rút lui sẽ cảm thấy bị mọi người từ chối và sẽ thuyết phục bản thân rằng không ai có thể yêu họ…Lợi ích của việc khám phá vết thương ta mang là cuối cùng ta cũng đang đi đúng hướng, tìm đúng chỗ. Chừng nào ta chưa làm vậy, ta vẫn còn giống như một người được bác sĩ điều trị các vấn đề về gan trong khi trên thực tế, ta lại có vấn đề về tim. Tình trạng này có thể tiếp diễn trong nhiều năm, như với người thanh niên cố gắng tìm giải pháp cho sự chối bỏ mà bạn nghĩ rằng mình đang phải chịu đựng, vì vậy vẫn không có gì được giải quyết. Sau khi chạm vào điều thực sự khiến bạn khó chịu, bạn đã có thể bắt đầu chữa lành vết thương của mình.
Để tìm hiểu chi tiết hơn về TỔN THƯƠNG BỊ BẤT CÔNG:
- Dấu hiệu nhận biết thông qua tâm lý, hành vi: https://bit.ly/3wkH2dw
- Dấu hiệu nhận biết thông qua cơ thể vật lý: https://bit.ly/3KidDq6
--------------------------------------------------------
Đây là bài viết kết thúc cho chuỗi bài viết nhận diện về 05 tổn thương của đứa trẻ bên trong. Hi vọng bạn có thể đủ dũng cảm để thừa nhận những tổn thương bên trong chính mình. Bằng cách thừa nhận, chấp nhận chính tổn thương của mình, bạn đã bắt đầu trên hành trình chữa lành cho chính mình rồi. Nếu đâu đó bạn cảm thấy vẫn còn sợ hãi với việc nhìn nhận những tổn thương của chính mình, thì cũng đừng lo lắng, bạn không có một mình. Ở đây luôn có những cánh tay để nắm và dìu dắt cùng bạn! Hãy một lần dũng cảm với chính mình, với những tổn thương còn đang kiểm soát bạn, bời vì bạn XỨNG ĐÁNG được tự do và hạnh phúc!
Nếu bạn cũng đang cần tìm một Nhà trị liệu để đồng hành cùng bạn trên hành trình chữa lành những tổn thương, xử lý những vấn đề đang gặp ở hiện tại, bạn có thể tìm hiểu thông tin và đăng ký tại đây: https://domdomgarden.com/.../tri-lieu-tam-li-1-1-cung...
Dưới đây là những vấn đề mà chúng tôi có thể đồng hành cùng bạn:
- Các vấn đề trong gia đình và / hoặc mối quan hệ vợ chồng, cha mẹ với con cái
- Căng thẳng, lo âu, trầm cảm, tình trạng khó chịu chung
- Chấn thương tâm lý, ám ảnh và sợ hãi
- Giúp quản lý các chứng nghiện (thuốc lá, rượu,...)
- Giúp kiểm soát cân nặng và rối loạn ăn uống
- Giúp kiểm soát cơn đau (đau nửa đầu, chuẩn bị sinh con, đau mãn tính ...)
- Rối loạn giấc ngủ Thiếu tự tin, nhút nhát, sợ đám đông
- Đau buồn, ly thân, ly hôn, mất mát người thân
- Định hướng lại nghề nghiệp
- Và tổng quát hơn là: phát triển bản thân, hoàn thiện bản thân….
Chúng tôi chào đón các thân chủ từ 10 tuổi trở lên.
Nguồn: Healing your wounds & find your true self – Lise Bourbeau
Toàn bộ bài dịch, biên soạn và hình ảnh thuộc về trí tuệ sáng tạo của The Domdom Healing Garden, mọi sao chép/trích dẫn vui lòng ghi rõ nguồn, nếu không Domdom xin phép liên lạc đề nghị gỡ bỏ.
Trân trọng!
The DomDom Healing Garden
Tháng 7/2024 | Chuỗi chương trình phục vụ cộng đồng thường niên
Bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ Đom Đóm?
Hãy để lại địa chỉ email để Đom Đóm thông báo cho bạn về các hoạt động và bài viết bổ ích nhé!