Vết thương bị bỏ rơi (𝑨𝒃𝒂𝒏𝒅𝒐𝒏𝒎𝒆𝒏𝒕 𝑾𝒐𝒖𝒏𝒅) - Kỳ 2

DẤU HIỆU TRÊN CƠ THỂ VẬT LÝ

Bạn thân mến,

Những người mang vết thương bị bỏ rơi không cảm thấy được nuôi dưỡng đầy đủ về mặt tình cảm. Sự thiếu hụt dinh dưỡng thể chất cũng có thể gây ra vết thương này và điều đó thường xuất hiện trước hai tuổi. Mặt nạ được tạo ra để cố gắng che giấu vết thương bỏ rơi là mặt nạ PHỤ THUỘC.

Những người mang vết thương bị bỏ rơi tin rằng họ sẽ không bao giờ có thể tự mình vượt qua điều gì đó và cần ai đó để dựa vào. Ở kiểu tính cách này, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy đứa trẻ bên trong luôn cần được nâng đỡ, giúp đỡ, hỗ trợ của người khác. Dù họ có cảm thấy khó khăn khi tự mình đưa ra quyết định hay không, người mang vết thương này thường sẽ hỏi ý kiến hoặc sự chấp thuận của người khác trước khi quyết định. Họ cần cảm thấy được nâng đỡ, giúp đỡ trong các quyết định của mình. Đó là lý do tại sao họ thường cảm thấy khó khăn khi đưa ra lựa chọn, dù trên thực tế, họ chỉ gặp vấn đề khi quyết định mà không có ai khác ủng hộ.

Bạn biết không? Cơ thể vật lý thể hiện chính xác những gì đang diễn ra bên trong tâm hồn.

Đặc điểm thể chất nổi bật nhất của người phụ thuộc là sự thiếu săn chắc. Khi nhìn thấy một bộ phận nào đó trên cơ thể bị thõng xuống, chúng ta có thể cho rằng người đó đang đeo chiếc mặt nạ phụ thuộc để che giấu vết thương bị bỏ rơi:

  • Cơ thể thiếu săn chắc: một số bộ phận trên cơ thể như vai, ngực, mông, má, bụng, bắp tay, bắp đùi, bắp chân hoặc tinh hoàn đối với nam giới ... có xu hướng bị lỏng lẻo hoặc nhão.
  • Một thân hình thon mảnh, dài và có xu hướng rủ xuống. tư thế của người mang vết thương này sẽ khòng xuống, cảm giác phần xương cột sống của họ không đủ sức để gánh cho phần lưng của họ được vậy
  • Hệ thống cơ bắp kém phát triển, đặc biệt lực ở chân của người mang tổn thương bị bỏ rơi rất yếu so với những bộ phận khác trên cơ thể Đôi mắt to và buồn
  • Cánh tay của người mang vết thương bị chối bỏ thường dài và chúng luôn có vẻ dính vào cơ thể: dường như họ không biết phải làm gì với cánh tay khi họ đứng, đặc biệt là khi những người khác nhìn họ. Cánh tay của họ thường sẽ sẽ tìm một thứ gì đó bất kỳ để được chạm, sờ vào hoặc không thì họ sẽ đút tay túi quần, mân mê gấu áo… để họ cảm thấy cánh tay của mình không bị dư thừa.
  • Lưng của họ cũng có thể bị còng, gù: Họ cảm thấy khó đứng thẳng và lưng thường bị gù về phía trước. Khi đứng lên, họ thường dựa vào tường, cửa hoặc bất cứ thứ gì khác. Ngay cả khi họ đang ngồi, họ cũng cảm thấy khó ngồi thẳng; họ dựa vào tay ghế hoặc nằm dài… Những người này thường bị đau lưng hoặc có vấn đề về, vì họ hay gánh vác những trách nhiệm không thuộc về mình.
  • Những người mang tổn thương bị bỏ rơi thường gắn bó về mặt thể xác với những người thân yêu của họ: họ thích chạm, dựa, sờ… động chạm vào những người thân yêu, những người họ cảm thấy yêu mến.
  • Giọng nói nhỏ nhẹ, nghe như giọng của trẻ con, mặc dù người đó đã trưởng thành hoặc lớn tuổi rồi, nhưng giọng nói thì vẫn không thay đổi từ khi họ còn nhỏ cho đến khi trưởng thành.
  • Họ có thể ăn nhiều nhưng không tăng cân. Họ luôn cảm thấy không bao giờ là đủ và đây cũng là thông điệp của họ dành cho cơ thể khi tiếp nhận đồ ăn. Do đó dù họ có ăn nhiều như thế nào thì cơ thể của họ vẫn không hề tăng cân hoặc trở nên mập được.
  • Là những người dễ mắc chứng ăn vô độ. Khi tổn thương của họ được kích hoạt là lúc họ sẽ tìm đến đồ ăn để chạy trốn với vết thương đó, họ tìm cách lấp đầy bản thân bằng cách ăn thật nhiều.
  • Họ thường không thích ăn một mình, đặc biệt là khi ra ngoài dùng bữa.

Những người mang vết thương bị bỏ rơi thường có xu hướng cố gắng thay đổi ngoại hình thông qua phẫu thuật thẩm mỹ hoặc tập luyện để tăng cơ bắp, thay đổi ngoại hình của mình: tập thể dục với cường độ mạnh, tập gym, tập tạ, ăn kiêng… để nhằm cải thiện hình dáng cơ thể để trở nên săn chắc hơn. Nhưng khi họ ngừng tập luyện, cơ bắp của họ dễ trở nên mềm nhão trở lại. Và ngay cả những người họ sử dụng đến phẫu thuật thẩm mỹ, nếu họ chưa chữa lành vết thương bên trong của chính mình, thì những bộ phận họ đã phẫu thuật đó cũng sẽ nhanh chóng trở lại trạng thái cũ trước khi họ phẫu thuật.

Bởi vì cơ thể vật lý sẽ nói lên tất cả mọi thứ về bản thân chúng ta. Khi chúng ta cố gắng che giấu cơ thể mình với người khác, điều đó có nghĩa là chúng ta đang cố gắng che giấu những vết thương tương ứng với các bộ phận bị thay đổi.

Hãy nhớ rằng, nguyên nhân chính của vết thương là sự bất lực trong việc tha thứ cho những gì chúng ta gây ra cho bản thân hoặc cho người khác. Rất khó để tha thứ cho bản thân, bởi hầu như, chúng ta thậm chí không nhận ra chúng ta tự oán hận chính mình. Vết thương lòng của sự bỏ rơi càng sâu, chúng ta càng bỏ rơi chính mình (hay nói cách khác: chúng ta tự làm mình thất vọng) hoặc chúng ta bỏ rơi người khác, các tình huống hoặc dự án. Chúng ta đổ lỗi cho người khác về những gì chúng ta làm nhưng lại không muốn thấy. Đó là lý do tại sao chúng ta thu hút những người có thể cho chúng ta thấy những điều bản thân thường gây ra cho người khác hoặc cho chính mình.

Một cách khác để chúng ta nhận ra rằng mình bỏ rơi người khác hoặc bản thân là cảm giác xấu hổ. Mỗi khi chúng ta muốn che giấu một hành vi hoặc chính mình, đó là vì chúng ta cảm thấy xấu hổ. Đó là điều rất bình thường khi chúng ta thấy xấu hổ vì hành động của mình giống với điều mà chúng ta thường chỉ trích ở những người khác. Chúng ta thực sự không muốn người khác biết rằng chúng ta cũng hành xử theo cách của họ.

Do đó, việc giải quyết những vết thương trong chính tâm hồn của mình là một vấn đề cấp bách. Chúng ta không thể chữa lành vết thương bằng cách che giấu nó. Chúng ta có thể giấu vết thương của mình bằng băng gạc hoặc đeo găng tay, nhưng điều đó không có nghĩa là vết thương đã lành. Khi và chỉ khi bạn đưa nhận thức của mình để nhìn nhận, chấp nhận và sẵn sàng tha thứ cho bản thân, chữa lành và giải phóng những tắc nghẽn đó thì bạn mới có thể được là chính mình!

Hãy dành thời gian để quan sát chính mình và hãy nhớ rằng điều quan trọng là nắm rõ các mô tả vật lý, bởi vì dù chúng ta có thể dễ dàng nói dối chính mình, cơ thể vật lý không bao giờ nói dối chúng ta!

Để tìm hiểu về tâm lý, hành vi của những người mang tổn thương bị bỏ rơi, bạn có thể đọc bài viết tại link: https://bit.ly/3Q928mI

  • Nguồn: Healing your wounds & find your true self – Lise Bourbeau
  • Toàn bộ bài dịch, biên soạn và hình ảnh thuộc về trí tuệ sáng tạo của The Domdom Healing Garden, mọi sao chép/trích dẫn vui lòng ghi rõ nguồn, nếu không Domdom xin phép liên lạc đề nghị gỡ bỏ.

Trân trọng!

The DomDom Healing Garden

The Domdom Healing Garden

Khu vườn chữa lành Đom Đóm - không gian trị liệu và chăm sóc thế giới tinh thần cùng bạn!

Địa chỉ:27, đường số 3, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức
Điện thoại:0932360164
Email:thedomdomhealinggarden@gmail.com

Follow Vườn

Bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ Đom Đóm?

Hãy để lại địa chỉ email để Đom Đóm thông báo cho bạn về các hoạt động và bài viết bổ ích nhé!