#Chương 8 (Kỳ 2): Cuộc đấu tranh với trầm cảm và tự tử của các chàng trai
Ở kỳ 1 chương 8, chúng ta đã bắt đầu tìm hiểu về chứng trầm cảm với những dấu hiệu mà chúng ta thường bỏ qua ở các chàng trai, hiểu ra rằng đằng sau những hành vi “có vẻ bình thường” của các em lại ẩn chứa ra nhiều nguy cơ trầm cảm và những cuộc đấu tranh nội tâm. Đồng thời, được chúng ta được cung cấp kiến thức để nhìn nhận đúng về chứng trầm cảm, khám phá ra nguyên nhân dẫn đến trầm cảm và hệ lụy có thể dẫn đến bi kịch tự s*t ở cách chàng trai đang ngày càng báo động. Ở kỳ 2 này, thông qua những câu chuyện và tình huống trị liệu thực tế khi hỗ trợ các chàng trai bị trầm cảm của hai tác giả, chúng ta sẽ rút ra những bài học và có được những gợi ý tham khảo để biết cách hỗ trợ các chàng trai vượt qua giai đoạn khó khăn và chăm sóc đời sống cảm xúc của họ lành mạnh hơn.
‼️ BÀI HỌC TỪ HÀNH TRÌNH ĐIỀU TRỊ TRẦM CẢM CỦA MỘT CẬU BÉ
Trầm cảm ở các cậu bé thường bị bỏ qua hoặc hiểu sai do sự kỳ vọng xã hội và văn hóa khắc kỷ áp đặt lên nam giới. Cậu bé Werther đại diện cho những thiếu niên phải vật lộn trong im lặng với chứng trầm cảm và cô lập cảm xúc của mình vì không được trang bị ngôn ngữ và sự hỗ trợ cảm xúc cần thiết. Werther từng là một học sinh giỏi, nhưng giờ đây cậu chật vật để duy trì mức điểm trung bình. Cậu bé bơ phờ khi ở trên lớp. Một số giáo viên nghĩ rằng có lẽ cậu đang sử dụng chất kích thích, nhưng không ai có thể đến gần và hiểu được cậu bé. Cha mẹ cậu lo lắng. Họ biết rằng cậu đang đánh cược cơ hội vào một trường đại học tốt và ở cộng đồng ngoại ô tầng lớp cao này, đây là một sai lầm lớn. Cậu trông mệt mỏi, xa cách và không bộc lộ cảm xúc. Trong một cuộc họp của khoa - nơi các giáo viên thảo luận về cậu với tư cách là một “sinh viên cần được quan tâm”, họ đưa ra các giả thuyết khác nhau về Werther. Một số cho là cậu "lười biếng"; những người khác thì nghĩ rằng cậu có khiếm khuyết trong khả năng học tập. Một số thắc mắc liệu cậu có sử dụng cần sa; người khác thì gợi ý hội có lẽ cậu mắc chứng mệt mỏi mãn tính. Không ai đề cập đến khả năng mắc chứng trầm cảm. Sự khác biệt giữa cách chúng ta nghĩ các cậu bé sẽ cảm nhận về bản thân (khá thoải mái và tự tin) và cách các em thực sự nhìn nhận bản thân (là nỗi thất bại và nên xin lỗi vì đã hấp thụ oxi) chính là bóng tối thông thường của chứng trầm cảm. Werther rõ ràng là một cậu thiếu niên thông minh, chu đáo với tiềm năng lớn. Vậy nhưng cậu gần như trì trệ.
✍️ Hành trình điều trị trầm cảm đầy thử thách:
Werther bước vào các buổi trị liệu với sự e dè. Phải mất một tháng, cậu mới mở lòng và thừa nhận những khó khăn trong giấc ngủ và sự chán chường về tương lai. Tuy không tìm được nguyên nhân rõ ràng cho chứng trầm cảm của cậu (nhà trị liệu cho rằng hẳn là có một nguyên nhân cụ thể như nguyên nhân sinh lý, như các trường hợp trầm cảm khác), có lẽ việc thiếu giáo dục về mặt cảm xúc đã khiến tình trạng bệnh trở nên tệ hơn. Trong quá trình điều trị, Werther đã bắt đầu phát triển vốn từ cảm xúc giúp cậu bé diễn đạt được cảm xúc của mình. Và tâm trạng của cậu đã dịu đi, giải tỏa được cảm giác xấu hổ và sự căm ghét bản thân, thứ đã thúc đẩy chứng trầm cảm bấy lâu nay. Cùng với đó, việc uống thuốc chống trầm cảm, thứ đã giúp cải thiện tình trạng của cậu và các buổi trị liệu trở nên năng suất hơn, đã giúp Werther hiểu mình rõ hơn và thay đổi hoàn toàn cuộc sống của cậu.
✍️ Vấn đề của các cậu bé và áp lực thể hiện tính nam mạnh mẽ:
Một số cậu bé bị tách biệt quá xa khỏi cảm xúc của mình đến mức, giống như Werther, chúng phải đối mặt với một hành trình chậm rãi hướng vào nội tâm để hiểu được chứng trầm cảm của mình và tìm cách vượt qua nó. Các cô bé cũng phải nỗ lực rất nhiều để duy trì sự ổn định trong cuộc sống, nhưng các cô bé thường dễ dàng hơn trong việc nói ra những gì mình cảm thấy và trải qua, cũng như lý do đằng sau đó. Đối thoại và sự phản tư mở ra cơ hội phát triển mà các cậu bé thường bỏ lỡ trong thế giới khắc kỷ của đàn ông. Các cậu bé gợi nhớ đến hình ảnh con ngựa kéo trong tác phẩm “Trại súc vật” của George Orwell: khi mọi thứ trở nên tồi tệ hơn dưới sự cai trị của những con lợn bạo chúa, con ngựa kéo chỉ tiếp tục cày bừa, làm việc không ngừng nghỉ mà không bao giờ dừng lại để phản tư.
Chúng ta thấy nhiều cậu bé mang trong mình rất nhiều nỗi đau nhưng vẫn giữ được phẩm giá; chúng cố gắng chịu đựng mọi thứ theo cách tốt nhất có thể, làm tất cả để trở thành những “người lính tốt,” tiếp tục chiến đấu cho đến khi cuộc chiến kết thúc. Chúng biết rằng cha mình đang làm việc quá sức, hoặc thường xuyên cáu gắt, lạnh lùng, hoặc nghiện rượu. Hoặc chúng hiểu rằng mẹ mình bị bao trùm bởi sự lo lắng triền miên. Nếu ai đó qua đời hoặc có điều gì tồi tệ xảy ra, tất nhiên, điều đó thật đáng buồn. Nhưng các cậu bé cố gắng giảm thiểu cảm xúc của mình. Giống như một nhân vật của Clint Eastwood, một cậu bé tưởng tượng mình sẵn sàng nhận lấy vết thương – gánh chịu nỗi đau tinh thần – và hành xử như thể điều đó chẳng quan trọng. Chúng tin rằng nếu đủ dũng cảm và mạnh mẽ, chúng có thể rèn luyện bản thân để cứng rắn hơn và tiếp tục tiến về phía trước.
TÓM LẠI, khác với các cô bé, các cậu bé thường không được khuyến khích bộc lộ cảm xúc và thiếu không gian để phản tư. Họ cố gắng chịu đựng nỗi đau, gánh vác những trách nhiệm lớn lao, và hành động như thể mọi thứ chẳng hề quan trọng. Thông qua câu chuyện của Werther, hai tác giả nhấn mạnh hai thông điệp chính: (1) Giáo dục cảm xúc và sự quan tâm kịp thời có thể giúp cải thiện đáng kể cuộc sống của các cậu bé mắc trầm cảm. (2) Cần thay đổi nhận thức xã hội về việc khuyến khích các cậu bé bày tỏ cảm xúc, giảm bớt áp lực của văn hóa khắc kỷ để tạo điều kiện cho sự phát triển tâm lý lành mạnh. Các bậc phụ huynh, giáo viên và cộng đồng cần chú ý đến những dấu hiệu bất thường trong cách hành xử của các chàng trai để hỗ trợ kịp thời, bởi vì sự thờ ơ hoặc thiếu hiểu biết có thể khiến các con/em/học sinh của mình chịu tổn thương nặng nề hơn.
‼️ CÁC CHÀNG TRAI TRẦM CẢM VỚI NỖI ĐAU MẤT MÁT VÀ CÔ ĐƠN
Nhiều cậu bé tìm đến với các nhà trị liệu tâm lý vì cha mẹ lo lắng về những ảnh hưởng cảm xúc từ một biến cố lớn trong cuộc sống của con - như việc cha mẹ ly hôn, mất đi người thân, hoặc thay đổi môi trường sống. Những lo lắng này thường rất chính xác. Những biến cố như vậy có thể dẫn đến chứng rối loạn trầm cảm, đặc biệt khi trẻ không được hỗ trợ kịp thời. Phần lớn các cậu bé mắc trầm cảm mà nhà trị liệu tâm lý gặp đều từng trải qua những sự kiện đau thương này trong quá khứ gần. Không chỉ các cậu bé, mà nhiều người đàn ông trưởng thành mắc trầm cảm cũng có tiền sử đối mặt với mất mát trong thời thơ ấu hoặc tuổi thanh thiếu niên. Tuy nhiên, chứng trầm cảm của họ thường không được nhận diện hoặc điều trị đúng cách, để lại những tổn thương kéo dài đến khi trưởng thành. Những cậu bé có cha mẹ chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ cho con là những người may mắn. Điều đó không chỉ giúp trẻ vượt qua giai đoạn khó khăn mà còn phòng ngừa những hệ quả lâu dài mà trầm cảm có thể mang lại.
Câu chuyện của Jody là một trường hợp đáng chú ý. Jody, 12 tuổi, đến trị liệu 4 năm sau khi cha cậu qua đời vì ung thư. Cậu bé mang dáng vẻ nhỏ nhắn, gọn gàng nhưng lại toát lên nỗi buồn và sự mệt mỏi, như đang mang trên vai một gánh nặng vô hình. Cậu yêu cha sâu sắc, và cha cậu cũng yêu cậu vô cùng. Họ thấu hiểu lẫn nhau và có nhiều sở thích chung. Mất đi cha, Jody rơi vào trầm cảm nặng nề, nhưng lúc đầu, không ai chú ý đến những biểu hiện đau buồn của cậu bé ngoài mẹ và chị gái cậu. Trong quá trình trị liệu, rõ ràng là Jody rất khao khát tình cảm với cha, nhưng cậu bé không muốn phát triển mối quan hệ và trở nên thân thiết hơn với bất kỳ người đàn ông lớn tuổi nào trong đời mình - thầy giáo, chú bác hay một vài người bạn của gia đình. Jody cũng đưa ra tín hiệu rõ ràng với tôi rằng cậu bé không muốn bất cứ điều gì gợi nhớ đến mối quan hệ cha con. Việc có kết nối với bất kỳ hình mẫu người cha nào cũng sẽ đặt cậu vào tình huống xung đột lòng trung thành dữ dội, bởi vì điều đó đối với cậu bé giống như là cậu đang phản bội và phủ nhận tình yêu to lớn của mình dành cho cha. Jody đã trung thành với cha mình bằng cách thoái lui khỏi những mối liên hệ tương tự. Cậu vẫn đang thầm lặng gìn giữ tình yêu của mình cho cha. Nỗi đau của Jody không chỉ đến từ mất mát, mà còn từ sự cô đơn. Nỗi buồn mãnh liệt như một trường lực ngăn cách cậu với thế giới bên ngoài, khiến những người xung quanh cảm thấy khó tiếp cận. Người ta không muốn nhìn thấy nỗi buồn của một cậu bé. Nỗi đau của Jody rõ ràng đến mức chỉ cần ngồi đối diện với cậu cũng khiến ta tan nát cõi lòng. Ngay cả những người có chuyên môn về cảm xúc, như nhà trị liệu, cũng khó lòng chịu đựng sự hiện diện của cảm xúc đau buồn này. Điều đó càng khiến Jody bị cô lập hơn trong nỗi buồn và sự trầm cảm của mình.
Freud đã mô tả rằng nhiều bệnh nhân của ông mắc chứng ”cảm giác đau thương nghẹt thở (strangulated grief) - đây là nỗi đau không tìm được biểu hiện đầy đủ và chưa tiến triển hoàn thiện. Chứng này xảy ra ở cả nam và nữ, nhưng về mặt văn hóa, nam giới - và cả trẻ em trai - có nguy cơ trải qua quá trình đau buồn không trọn vẹn. Tại sao? Bởi vì cảm xúc đau buồn trông không mạnh mẽ hay nam tính. Nó trông yếu đuối, dễ bị tổn thương và phụ thuộc. Cảm xúc đau buồn liên quan đến việc trao thân mình cho tình yêu và nỗi buồn nhớ mong người đã khuất. Nhưng nhiều người đàn ông không thể chịu đựng cảm giác bất lực ở mức độ đó và quá trình huấn luyện kìm nén bắt đầu từ khi họ còn là những cậu bé. Việc mắc kẹt trong ý nghĩ “Đại bất khả” ngăn cản sự tự do bày tỏ cảm xúc để cảm thấy đau buồn và được nhận sự an ủi của một cậu bé, những cậu bé như Jody có thể sẽ trở nên cô lập với nỗi buồn của mình và khi rơi vào trạng thái trầm cảm, sẽ không ai muốn ở bên cạnh một người có trạng thái như vậy.
TÓM LẠI, Những biến cố như mất đi người thân, ly hôn cha mẹ, hay thay đổi môi trường sống có thể tạo ra các chấn thương tâm lý lớn. Nếu không được hỗ trợ kịp thời, các chấn thương này dễ dẫn đến trầm cảm kéo dài. Những đứa trẻ có cha mẹ chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ sẽ có cơ hội vượt qua khủng hoảng tốt hơn. Điều này không chỉ giảm thiểu tác động của trầm cảm ở hiện tại mà còn phòng ngừa những tổn thương kéo dài đến tương lai.
‼️MỘT CẬU BÉ BỊ TRẦM CẢM CẦN GÌ ĐẦU TIÊN?
Daryl, 14 tuổi, từng là một học sinh giỏi và ngoan ngoãn. Tuy nhiên, gần đây cậu liên tiếp vi phạm kỷ luật, bị đình chỉ học và có hành vi hung hăng với giáo viên cũng như bạn bè. Và gần đây, khi mẹ cậu phàn nàn rằng cậu không nghiêm túc làm bài tập ở trường, cậu bé đã mắng mẹ và chửi thề. Cậu bé chẳng “có vẻ” gì là trầm cảm cả. Người ta có thể nghĩ rằng tính cách cậu bé chỉ là trầm lặng một cách tự nhiên, cậu không phải là người nói nhiều và thực sự, cậu không nói nhiều. Không ai nhận ra rằng đằng sau vẻ ngoài mạnh mẽ của Daryl là một cậu bé đang chìm trong lo lắng và buồn bã. Cậu bé là con út trong gia đình có ba người con, cả anh trai và chị gái của cậu bé đều đang xa nhà để học đại học. Gia đình trú ngụ trong một ngôi nhà khiêm tốn ở một khu ngoại ô yên ắng. Mặc dù cảnh quan xung quanh ngôi nhà rất thoải mái nhưng bên trong dường như tồn tại một cơn hỗn loạn thường trực. Người cha 52 tuổi của cậu là chủ một doanh nghiệp nhỏ về dịch vụ xe limousine. Mẹ cậu là một người phụ nữ ốm yếu, sức khỏe sa sút do nhiều năm chống chọi với chứng biếng ăn. Mẹ của Daryl không đến các buổi trị liệu mà chỉ có bố cậu ấy đến. Nhà trị liệu đã bối rối trước sự vắng mặt bất thường này; thường thì các bà mẹ sẽ đến các buổi trị liệu gia đình. Khi tham gia trị liệu, Daryl dường như thu mình lại khi ngồi xuống bên cạnh cha mình. Cậu bé trông có vẻ mệt mỏi và thừa nhận rằng những lần vi phạm kỷ luật gần đây khiến cậu cảm thấy chán nản về bản thân và về cuộc sống, nhưng cậu cho rằng việc bị phạt kỷ luật là do “sự phán xét tồi tệ” về hành vi của cậu và những hành vi đó khác biệt so với hành vi bình thường của cậu. Nỗi lo thường trực trong cậu về sức khỏe mẹ hiện lên rõ rệt. Mỗi ngày cậu đều nghĩ về việc mẹ sẽ rời bỏ thế giới này, và điều đó khiến cậu buồn vô cùng. Daryl giải thích rằng nếu cha mẹ cậu bé tranh cãi về một vấn đề quan trọng đó, và họ biết cậu đang ở nhà, thì họ thường lấy cớ ra khỏi nhà để “đi hóng gió”. Nhưng cậu biết rằng họ sẽ cãi nhau trong xe, và cậu lo rằng họ sẽ gặp tai nạn. Cậu thường ngồi đợi bên cửa sổ phòng khách cho đến khi thấy bóng đèn pha ô tô cho thấy họ vẫn an toàn trên đường lái xe vào nhà. Daryl biết rằng cha mẹ cậu thường cãi vã về kết quả học tập của cậu ở trường, và trong khi cậu bày tỏ nỗi sợ hãi về việc cha mẹ mình có thể gặp tai nạn xe hơi, thì sâu xa hơn, nỗi lo lớn hơn của cậu chính là khả năng cuộc hôn nhân của cha mẹ sẽ đổ vỡ - và chính cậu đóng vai trò gây ra cuộc xung đột hôn nhân của họ.
Mắc dù về mặt lý thuyết, cậu hiểu nỗi khổ của những người mắc chứng biếng ăn, nhưng Daryl cảm thấy tức giận vì mẹ cậu liên tục bỏ đói bản thân, và sau đó cậu cảm thấy tội lỗi vì đã tức giận với mẹ. Như một đứa trẻ có cha hoặc mẹ nghiện rượu, cậu bé cảm thấy thất bại và thậm chí đổ lỗi nhiều hơn cho cha mình vì cả hai không thể thay đổi thói quen tự hại của mẹ cậu. Nhưng Daryl không thể giãi bày cảm giác tuyệt vọng, cũng chẳng thể bày tỏ khát khao có một cuộc sống “bình thường” mà cậu tin rằng người khác có. Cậu bé quyết tâm trở nên “mạnh mẽ” - với cậu điều đó nghĩa là cậu sẽ không thừa nhận mình buồn - vì mẹ, vì cha và vì chính mình. Và cậu có thể âm thầm quan tâm đến bệnh tình của mẹ mình - bằng cách sử dụng bài báo tiếng Anh để bàn luận về những lo lắng của cậu. Khi nỗi căng thẳng cảm xúc bên trong trở nên quá lớn, cậu bé bộc lộ ra bằng những hành vi tức giận, hung hăng với giáo viên và bạn học, cùng với đó là những hành động trong lúc khốn cùng như gian lận để duy trì điểm số của mình.
Khi được khuyến khích viết một lá thư cho mẹ, ban đầu, cậu bé do dự và chống chế rằng cậu sẽ không biết phải nói gì. Nhưng rồi cậu bắt đầu nói. Cậu xin lỗi vì từng lớn tiếng với mẹ, cậu sẽ cố gắng lễ phép hơn. Cậu cũng hy vọng mẹ sẽ tôn trọng mình hơn. Nhà trị liệu ghi lại nguyên văn những suy nghĩ của cậu. Đây là một cậu bé không biết cách bày tỏ cảm xúc của mình, và cậu cần trợ giúp để vượt qua quá trình này - cậu bé cần một người phiên dịch giúp xác định cảm xúc và trình bày rõ ràng để cậu ấy có thể bắt đầu hiểu cảm xúc của mình. Cậu bé không cần gửi bức thư cho mẹ mình. Nhưng cậu cần phải “viết ra” để bộc lộ những suy nghĩ và cảm xúc của mình để từ đó cậu có thể cảm nhận được chúng. Điều quan trọng về bức thư là cậu đã nói ra tất cả những gì mình muốn nói. Rất nhiều cậu bé cũng giống như Daryl, cảm thấy choáng ngợp bởi cảm xúc của mình nhưng lại không có kiến thức về cảm xúc để hiểu hoặc tận dụng những cảm xúc ấy. Chúng cần được giúp đỡ từ nhiệm vụ cơ bản nhất là xác định những gì mình cảm thấy trước khi có thể bắt đầu hiểu phải làm gì với cảm xúc ấy.
TÓM LẠI, Câu chuyện của Daryl cho thấy tầm quan trọng của việc hỗ trợ trẻ trong quá trình nhận diện và diễn đạt cảm xúc. Nỗi đau và sự giằng xé của trẻ em không thể tự biến mất; thay vào đó, chúng cần một môi trường an toàn và sự hướng dẫn để vượt qua.
‼️ TỪ TRẦM CẢM ĐẾN TỰ S Á T: CON DỐC CÔ ĐƠN, GIẬN DỮ, BUỒN BÃ
Trên khía cạnh văn hóa, chúng ta coi t ự t ử ở tuổi vị thành niên là một bất ngờ suy biến, mỗi vụ là một kết cục cho một cuộc đời đầy rắc rối, đáng buồn và đầy thảng thốt. Nhưng chúng ta nhận thấy những khuôn mẫu đáng lo ngại trong số liệu thống kê cho thấy cần tìm hiểu thêm về lý do tại sao trẻ em tự sát. Đặc biệt, với các bé trai, những con số đưa ra một tuyên bố khẩn cấp. Một trong những số liệu thống kê mang tính thách thức nhất về thanh thiếu niên và chứng trầm cảm đó là các cô gái tuổi teen có xu hướng cố gắng t ự t ử cao hơn với tỷ lệ khoảng 2 trên 1; nhưng số lượng nam thiếu niên hơn thực sự đã t ự k ế t l i ễ u chính mình cao hơn. Mỗi năm ở Mỹ, trung bình có 1.890 vụ t ự t ử ở lứa tuổi từ 15 đến 19, trong đó có 1.625 vụ do các bé trai thực hiện. Các số liệu gần những năm 1999 cho thấy hàng năm có trung bình 330 vụ t ự t ử đối với trẻ em từ 10 đến 14 tuổi, trong đó 253 vụ là nam giới. Tại mọi độ tuổi thiếu nhi và vị thành niên, số vụ t ự t ử ở các bé trai vượt xa số vụ ở các bé gái. Bất kỳ đứa trẻ nào có ý định t ự k ế t l i ễ u đời mình cũng là một bi kịch, nhưng việc phần lớn trong số chúng là các bé trai cảnh báo rằng vấn đề nào đó trong khả năng phục hồi cảm xúc của các em - hoặc sự thiếu khả năng phục hồi cảm xúc - đặt các em mối nguy lớn hơn.
Một số chuyên gia khẳng định rằng sự khác biệt về giới tính trong các vụ có thể chỉ là một yếu tố thống kê - rằng đơn giản là phụ nữ ít có khả năng nói dối về ý định t ự t ử khi được phỏng vấn và trên thực tế, nam giới và nữ giới có tần suất cố gắng tự s á t như nhau. Các chuyên gia khác chỉ ra rằng thực tế, các cậu bé sử dụng các phương pháp gây c h ế t người nhiều hơn (khoảng 60% nam giới tự s á t bằng súng, so với khoảng 40% các vụ tự s á t ở nữ giới), và do mục đích và mức độ sát thương cao hơn, số nam giới t ử v*ng cao hơn, do đó yếu tố khác biệt giới tính không được tính vào số liệu thống kê về ý định hoặc nỗ lực t ự t ử lặp đi lặp lại. Bởi vì các cô bé có xu hướng sử dụng thuốc, một phương pháp cho phép có thời gian can thiệp nhiều hơn, nên giải thích theo cách khác, thì đối với các bé gái, ý định t ự t ử thường biểu lộ lời kêu gọi giúp đỡ — theo một mức độ nào đó, thì các em không muốn rời bỏ cuộc sống này. Các bé trai có xu hướng cảm thấy xấu hổ do cảm giác dễ bị tổn thương về mặt cảm xúc gây ra và có nhiều khả năng sẽ chọn phương thức để chúng không phải tìm kiếm sự giúp đỡ hoặc để mình không phải chìm đắm trong khoảng không xa lạ của xúc cảm mãnh liệt quá lâu. Đó là một trong những lý do tại sao cần phải xem xét nghiêm túc bất cứ dấu hiệu nào về ý định t ự t ử từ bất kỳ ai, đặc biệt là từ một cậu bé tuổi teen.
1️⃣Thư tuyệt mệnh của một chàng trai có phải là trò đùa?
Keith, một học sinh trung học, đã gửi một bức thư cho bạn bè tuyên bố sẽ nhảy cầu t ự t ử sau buổi học. Bức thư chứa đựng một số lượng lớn nội dung tấn công cha mẹ cậu cực kỳ cay độc và rất nhiều lời chửi thề. Có hai người bạn cảm thấy lo lắng và đã mang bức thư đến cho nhà trị liệu tâm lý. Ông ngay lập tức gọi Keith ra khỏi lớp học lịch sử để nói chuyện với cậu ấy về bức thư. Keith là một cậu bé, nếu tắm rửa sạch sẽ, sẽ là một cậu thanh niên đẹp trai vạm vỡ. Nhưng Keith muốn thể hiện mình theo một cách khác biệt. Cậu mặc chiếc áo sơ mi cài khuy theo yêu cầu của trường, nhưng cắt bỏ tay áo bằng kéo cắt màu hồng. Tóc cậu ngắn và gọn gàng nhưng được nhuộm với sắc đỏ đậm nhân tạo. Và cậu xỏ khuyên lông mày. Bản thân việc xỏ khuyên không phải dấu hiệu cho thấy sự nguy hiểm ở một cậu bé; đối với nhiều thanh thiếu niên, xỏ khuyên có ý nghĩa như mái tóc dài trong những năm sáu mươi vậy. Tuy nhiên, ở Keith, đó là một trong nhiều dấu hiệu cho thấy cậu muốn nổi loạn toàn phần. Cậu rất tức giận vì nhà trị liệu nhận được bức thư và tất nhiên, cậu bé muốn biết ai trong số những người bạn của cậu đã “mách lẻo”. Cậu cố sức ngăn cản nhà trị liệu, nhấn mạnh rằng đó chỉ là một trò đùa. Mặc dù cậu giải thích rõ ràng và đôi khi khá thuyết phục, nhưng nhà trị liệu nhận thấy tính nghiêm trọng của bức thư và gọi điện cho cha mẹ cậu. Mặc dù cha mẹ Keith tham gia buổi thảo luận, họ đều bác bỏ những lo ngại, cho rằng cậu chỉ đang thể hiện “khiếu hài hước đen tối.” Tuy nhiên, thực tế cho thấy, gia đình Keith đang đối mặt với nhiều bất ổn: mẹ cậu là một luật sư bận rộn và thường cáu gắt; trong khi người cha mắc chứng trầm cảm mãn tính cấp thấp và đã dùng thuốc điều trị, ông nhấn mạnh rằng vấn đề của ông là của riêng ông và “không liên quan gì đến những trò chơi khăm ngu ngốc của Keith.” Có thể chứng bệnh của ông không liên quan đến trò đùa của Keith, nhưng thực tế là trầm cảm có mối liên hệ di truyền và có xu hướng di truyền trong gia đình. Cha của Keith đang gặp “rắc rối nghiêm trọng với Tổng vụ thu thuế quốc gia Hoa Kỳ (IRS)” và đang bị điều tra. Sự nghiệp của ông ấy đang đứng trước nguy cơ nghiêm trọng. Không còn nghi ngờ gì nữa, tâm trạng tức giận sục sôi ở người mẹ và sự phủ nhận ở người cha xuất phát từ những rắc rối trong gia đình. Do vướng bận sự nghiệp riêng, họ đơn giản là không thể đối mặt với sự thật rằng Keith cũng có những rắc rối của riêng mình. Họ đồng ý với khuyến nghị trị liệu nhưng sau đó đã không làm theo. Họ chuyển trường cho cậu, và tại ngôi trường mới, Keith đã thực sự cố gắng t ự t ử. Sau khi nhập viện và tham gia trị liệu, Keith tiết lộ rằng cậu từng bị lạm dụng bởi một người chú từ năm 8 đến 10 tuổi. Hắn ta đã đe dọa Keith không được nói ra, do đó, cậu bé sợ hãi và giữ bí mật đau đớn này trong bốn năm. Cha mẹ cậu cuối cùng bàng hoàng nhận ra nỗi bất hạnh của con trai họ. Họ nhớ lại khoảng thời gian này khi Keith thay đổi từ một cậu bé vui vẻ, hay nói tục thành một người ủ rũ, yếm thế. Họ đã nghĩ đó là “chuyện bình thường đối với con trai”, nhưng khi thái độ của cậu ngày càng tệ đi, họ không thích điều đó và qua năm tháng, họ càng ngày càng trở nên khắc nghiệt hơn với cậu. Bức thư Keith gửi cho bạn bè ngày hôm đó là một lời kêu cứu và khi nỗi đau cảm xúc của cậu bị phớt lờ, cậu bé đã sống với nó cho đến ngày cảm thấy mình không thể sống chung với nỗi đau này được nữa. Cậu bé đã cố gắng t ự t ử để thu hút sự chú ý của cha mẹ mình, để tiết lộ bí mật đau đớn đã tàn phá cảm xúc của cậu trong những năm mang tính hình thành nhất của thời niên thiếu.
Jay Callahan, một nhà t ự t ử học đã điều trị cho những người sống sót sau khi cố gắng t ự s át trong gần một thập kỷ tại các trung tâm dịch vụ tâm thần khẩn cấp, cho biết ngay cả những cậu bé sống sót sau khi t ự t ử hụt cũng có thể sẽ không bộc lộ những cảm xúc đã thúc đẩy chúng chọn cái ch*t thay vì sự sống. Đặc biệt, các cậu bé vị thành niên có xu hướng mô tả nỗ lực tự s át như một triệu chứng của “một khoảng thời gian rất tồi tệ” và không nói gì thêm. “Nếu có thể rút ra một số bài học tích cực từ một lần cố gắng t ự t ử thì thật tốt,” anh ấy nói, “nhưng phần lớn các cậu bé chỉ cảm thấy nhẹ nhõm vì mình đã không thành công mà thôi—giống như dù một đứa trẻ hét lên để bắt đầu một cuộc chiến, nhưng cậu lại cảm thấy nhẹ nhõm khi bạn bè giữ mình lại.”
Các nhà trị liệu có một cách tiếp cận khá tiêu chuẩn để đánh giá nguy cơ t ự t ử. Cách thức này khá đơn giản. Khi ai đó báo cáo về một cậu bé bất thình lình nhắc đến việc kết thúc tất cả, một bức thư như của Keith, một bài luận trong lớp tiếng Anh hay bất cứ điều gì gợi ý rằng cậu bé đang có ý định t ự t ử, đầu tiên nhà trị liệu sẽ nói chuyện với cậu bé. Nhà trị liệu sẽ xem xem có dấu hiệu nguy hiểm nào không, như lạm dụng chất kích thích, nỗi thất vọng hoặc một thay đổi gần đây, những vấn đề như chia tay với bạn gái hoặc cha mẹ ly hôn hoặc liệu cậu bé có thể đang đặt câu hỏi về giới tính của chính mình. Mặc dù khó có thể thống kê số liệu chính xác, nhưng gánh nặng từ việc chấp nhận xu hướng đồng tính trong một môi trường có tính t h ù g h é t là một yếu tố rủi ro đáng kể có thể dẫn đến ý định t ự t ử. Cũng giống như việc một cậu bé cuối cùng cũng sẵn sàng nói về nỗi buồn của mình khi ta hỏi về cảm xúc của cậu, thì tương tự, một cậu bé sẽ đưa ra câu trả lời trung thực về ý định t ự t ử khi ta đặt một câu hỏi trực tiếp về nó. Chúng tôi sẽ hỏi thẳng xem liệu các cậu bé có bất kỳ suy nghĩ hoặc kế hoạch t ự t ử nào hay không: “Cháu có nghĩ đến việc tự s á t không?” Điều quan trọng ở đây là ta phải hiểu rằng, nếu một cậu bé có khả năng mô tả suy nghĩ và kế hoạch t ự t ử của mình càng chi tiết thì khả năng cậu bé sẽ thực hiện càng cao.
BÀI HỌC RÚT RA: Câu chuyện của Keith nhắc nhở chúng ta rằng, với trẻ vị thành niên, những dấu hiệu t ự t ử dù nhỏ nhất cũng cần được chú ý và xử lý cẩn thận. Đây là lời kêu gọi về sự đồng cảm và hỗ trợ từ cả gia đình lẫn xã hội để tránh những bi kịch tương tự.
2️⃣ Khi một cậu bé có kế hoạch t ử t ử:
Jihan là một cậu bé lai đẹp trai, thông minh và có khiếu hài hước. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài vui vẻ ấy là nỗi đau và áp lực mà ít ai thấu hiểu. Cha mẹ Jihan đặt kỳ vọng cao về học tập, trong khi bản thân cậu lại không phải người học nhanh. Khi Jihan làm bài kiểm tra kém, biện pháp khắc phục của cha mẹ cậu ấy là bắt cậu ngồi xuống, như một nài ngựa thúc chú ngựa của mình ngồi xuống vậy và cho cậu “cho ăn đòn”. Họ sẽ mắng mỏ, bắt cậu phải dành gần như toàn bộ thời gian rảnh của mình cho việc học ở trường. Và cậu cũng phải chịu đựng tổn thương đến từ ngoài xã hội. Vì là một sinh viên lai được nhận học bổng trong một ngôi trường chủ yếu là người da trắng, nên Jihan đã trở thành tâm điểm của những bình luận ác ý đến từ những người thuộc đa số. Đối với những sinh viên da trắng, họ coi làn da nâu của cậu là “đen”; đối với các sinh viên người Mỹ gốc Phi, cậu chẳng phải trắng, cũng chẳng phải đen. Cậu cũng không phù hợp với hội giàu có trong trường. Cậu theo học tại ngôi trường này với học bổng được thiết kế để thu hút những người người trẻ có nhiều triển vọng thuộc thành phần thiểu số với thu nhập thấp. Việc theo học tại một trường danh giá với áp lực lớn và những định kiến xã hội về nguồn gốc và điều kiện gia đình khiến cậu luôn cảm thấy lạc lõng. Trong năm học thứ hai, những nỗi khó khăn chồng chất cuối cùng trở nên rối rắm đến mức biến cuộc sống của Jihan thành là một nút thắt lớn. Điểm số của cậu trở nên tệ hại. Cậu bé có nguy cơ mất đi đặc quyền đưa đón và mất đi học bổng để có thể theo học tại trường. Cuộc hôn nhân của cha mẹ cậu bắt đầu đổ vỡ và Jihan có thể cảm nhận được sự căng thẳng giữa họ. Những yếu tố này cộng lại đưa cậu bé đến gần hơn với suy nghĩ t ự t ử. Biểu hiện cho ý định t ự t ử có thể là tư thế, giọng nói hoặc sự thiếu năng lượng hiện hữu ở một cậu bé. Khi được hỏi thẳng về ý định t ự t ử, Jihan tiết lộ kế hoạch của mình: “Cháu sẽ nằm xuống đường ray và chờ chuyến tàu đầu tiên.”
Nghiên cứu cho thấy rằng, vào một ngày bất kỳ, nếu một cậu bé mười lăm tuổi được hỏi "Cháu có nghĩ đến việc tự s á t không?" 14% sẽ trả lời có. Câu hỏi tiếp theo - “Cháu có kế hoạch gì không?” hoặc “Cháu sẽ làm điều đó như thế nào?” - sẽ cho bạn biết chúng đã suy nghĩ về điều đó nhiều đến mức nào. Mặc dù Jihan chưa chọn ngày, thời điểm và cũng chưa nói về khẩu súng hay lọ thuốc gây ch*t người cậu đã giấu kín, nhưng kế hoạch đường ray của cậu chân thực đến nỗi nhà trị liệu phải liên lạc với cha mẹ cậu. May mắn thay, cha mẹ của Jihan đã xem xét nguy cơ này một cách nghiêm túc và nỗ lực hơn để giúp cậu tìm được hỗ trợ về mặt xã hội trong trường học và trong khu dân cư gia đình sinh sống. Cha cậu đã cố gắng giao tiếp nhiều hơn, tạo điều kiện để cậu chia sẻ cảm xúc và ít chỉ trích cậu hơn. Và chúng tôi tiếp tục gặp nhau định kỳ, điều này đã đem lại cho Jihan một nơi trú ẩn an toàn trong trường, một nơi mà cậu có thể thoải mái nói về hoàn cảnh của mình và bắt đầu phát triển một số chiến lược cảm xúc để tồn tại. Bạn sẽ không bao giờ có thể biết liệu một cậu bé có ý định t ự s á t hay không nhưng tôi cảm thấy rằng Jihan đã ở bên bờ vực và chỉ trực chờ một cú huých nhẹ đến từ một ngày tồi tệ.
BÀI HỌC RÚT RA: Câu chuyện của Jihan nhấn mạnh 3 bài học quan trọng:
(1) Dấu hiệu của ý định tự tử phải được xem xét nghiêm túc, đặc biệt khi kế hoạch được mô tả chi tiết.
(2) Hỗ trợ từ gia đình và môi trường an toàn đóng vai trò quyết định trong việc giúp trẻ vượt qua khủng hoảng.
(3) Đặt câu hỏi trực tiếp về ý định tự tử có thể mở ra cơ hội để trẻ bộc lộ suy nghĩ và tìm được sự giúp đỡ cần thiết.
‼️ MỐI LIÊN HỆ GIỮA TRẦM CẢM KHÔNG ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ VÀ CÁC HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI Ở CÁC CẬU BÉ
Nếu không được điều trị, chứng trầm cảm ở một cậu bé có xu hướng trở nên tồi tệ hơn và nâng cao nguy cơ t ự t ử. Nó cũng rất thường dẫn đến tình trạng lạm dụng chất kích thích: gần một phần ba số thanh thiếu niên mắc chứng trầm cảm có vấn đề lạm dụng chất kích thích kép, liên quan đến đồ uống có cồn hoặc m a t ú y. Sử dụng chất gây nghiện và hành vi phạm pháp đi đôi với nhau. Một cậu bé mắc chứng trầm cảm gặp rắc rối ở trường hoặc ngoài đường chẳng phải là chuyện lạ. Khi một cậu bé tự ngăn mình khỏi sự hậu thuẫn từ cha mẹ và bạn bè, cậu có nhiều khả năng sẽ tìm kiếm sự thân thuộc từ một cái chai, một điếu thuốc, một viên thuốc hoặc từ miền quên lãng sau khi t ự t ử. Có thế thấy, thiếu thốn sự hỗ trợ khiến các cậu bé khó phục hồi sau trầm cảm và các hành vi liên quan hơn rất nhiều.
Nếu không được điều trị, một cơn trầm cảm có thể kéo dài từ 3 đến 6 năm - cả tuổi thanh niên của một cậu bé - và kéo theo “tác dụng phụ” nặng nề. Tương tác tiêu cực với thế giới, hoặc bất tương tác sẽ đều cản trở sự trưởng thành quan trọng về mặt cảm xúc và xã hội ở các cậu bé. Hậu quả lâu dài sẽ không chỉ là nguy cơ trầm cảm nặng hơn trong tương lai, mà còn là việc những ký ức nhìn về thời thơ ấu như một khoảng thời gian buồn bã sẽ đeo bám các cậu bé đến mãi về sau, cùng với việc hình thành ở chúng góc nhìn cuộc sống như một viễn cảnh đáng buồn.
Trầm cảm ở nam giới được gọi là “trầm cảm tiềm ẩn”. Vấn đề này không còn xa lạ nữa nhưng hình ảnh “trầm cảm tiềm ẩn” dễ gây hiểu nhầm. Theo kinh nghiệm của hai tác giả, hầu hết các cậu bé trong lứa tuổi vị thành niên không cố tình che giấu chứng trầm cảm của mình; ngược lại thì đúng hơn, chứng trầm cảm cố che giấu các cậu bé đằng sau nỗi buồn, sự tức giận, hành vi phá hoại hoặc sử dụng m a t ú y. Một cậu bé mắc chứng trầm cảm có vẻ cố ý tỏ ra cáu kỉnh, thù ghét hoặc ủ rũ, nhưng sự thật là cậu ấy mắc bệnh — cậu ấy mắc chứng trầm cảm — không thể cứ thế chọn trở nên khác đi được. Vỏ bọc bên ngoài chính là nỗ lực hết sức của cậu để làm cho chứng rối loạn cảm xúc lâm sàng của mình trông như thể hành vi “bình thường” của một cậu bé. Cậu bé chỉ có thể cố gắng đến mức đó thôi.
‼️KẾT LUẬN
Trầm cảm ở nam giới, đặc biệt là các cậu bé, thường bị hiểu lầm hoặc phớt lờ do những khuôn mẫu xã hội áp đặt. Thay vì bộc lộ nỗi buồn, các em có thể che giấu cảm xúc thông qua sự giận dữ, hành vi phá hoại, hoặc sử dụng chất kích thích. Trầm cảm ở các cậu bé không chỉ là vấn đề cá nhân trong ngắn hạn mà còn có nguy cơ tiềm ẩn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển tâm lý - hành vi và cuộc sống của họ về lâu dài nếu không được hỗ trợ điều trị. Việc nhận diện sớm, hiểu đúng và can thiệp kịp thời không chỉ giúp các cậu bé vượt qua giai đoạn khó khăn mà còn ngăn chặn những hậu quả đáng tiếc cho tương lai của họ. Cha mẹ, giáo viên và cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các cậu bé phát triển vốn từ vựng cảm xúc, thừa nhận và bộc lộ cảm xúc của mình một cách lành mạnh.
#Teasing chương 9 - kỳ 1: Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu lý do tại sao các cậu bé tuổi vị thành niên lại bị cuốn hút bởi rượu bia và chất kích thích, đồng thời làm rõ hậu quả của việc này đối với đời sống cảm xúc của họ.
📍 Nguồn: Raising Cain: Protecting the Emotional Life of Boys - Dan Kindlon & Michael Thompson.
📍 Bản quyền dự án: Toàn bộ bản dịch, nội dung biên soạn và hình ảnh thiết kế của dự án thuộc về trí tuệ sáng tạo của The Domdom Healing Garden, mọi sao chép/trích dẫn vui lòng ghi rõ nguồn, nếu không Domdom xin phép liên lạc đề nghị gỡ bỏ.
Thương mến,
The DomDom Healing Garden.