#Chương 4 (Kỳ 1): Văn hóa bắt nạt

#Kỳ 1: Tác động của văn hóa bắt nạt lên đời sống tinh thần của những chàng trai

Ở chương 3, chúng ta đã tìm hiểu về kỷ luật hà khắc và cái giá phải trả khi các bậc phụ huynh dùng kỷ luật hà khắc như một cách để giáo dục con cái, hiểu được những ảnh hưởng của nó đến tâm lý và cảm xúc của các chàng trai ra sao, đồng thời chúng ta đã được cung cấp thêm một vài giải pháp tham khảo để việc kỷ luật trở nên đúng đắn hơn. Trong chương 4 - kỳ 1 này, chúng ta sẽ cùng khám phá về ảnh hưởng của văn hóa bắt nạt trong mối liên hệ bạn bè ở trường học lên các chàng trai như thế nào, những t.h.ư.ơ.n.g t.ổ.n tinh thần mà các em gặp phải và những vấn đề thực tế đáng suy ngẫm về văn hóa học đường.


VĂN HÓA BẮT NẠT VÀ NHỮNG T.Ổ.N T.H.Ư.Ơ.N.G TINH THẦN CỦA CÁC CHÀNG TRAI


Văn hóa bắt nạt giữa các nam sinh không chỉ đơn thuần là những trò đùa vô hại mà ẩn chứa nhiều đau đớn và tổn thương tâm lý lâu dài. Gần như tất cả các chàng trai đều mang trong mình những ký ức thời niên thiếu về tình bạn thân thiết và câu chuyện thành niên muốn kể. Đó có thể là chuyện về một đứa bạn, một nhóm bạn, hay những khoảng thời gian đáng nhớ vui đùa bên bạn bè - đạp xe, chơi bóng rổ, xem phim, hay chỉ đơn giản là “ra ngoài chơi”. Cũng có thể không phải chuyện về bạn bè mà về một sự kiện, một khoảnh khắc của quá khứ sống động trong trí nhớ như thể vừa xảy ra hôm qua. Những câu chuyện này đều là những điều mà các cậu chàng muốn chia sẻ. Nhưng bên cạnh đó là những ký ức mà họ thường không hào hứng kể lể, hoặc giữ kín như bưng trong nhiều năm sau này, bởi lẽ những t.ổ.n t.h.ư.ơ.n.g tinh thần vẫn còn khắc khoải như vừa mới xảy ra hồi họ 10, 12 hay 14 tuổi. Đó là câu chuyện về sự tàn ác của các bạn nam - thống trị, bẽ mặt, sợ hãi, và phản bội - mà hầu hết phụ nữ chưa từng được nghe kể và hầu hết đàn ông hay thiếu niên đều ngần ngại hay không thể chia sẻ với ai, kể cả với người cùng giới.


Từ khoảng 10 tuổi, khi một chàng trai chạm ngưỡng tuổi dậy thì, quá trình phát triển nhận thức tự nhiên khiến cậu ý thức hơn về bản thân và vị trí của mình trong nhóm bạn, dấn thân hơn vào những trò cá cược hủy hoại bản thân: Ai khỏe hơn, ai hấp dẫn hơn trong mắt con gái, ai đạt điểm cao hơn, ai chơi bóng rổ giỏi hơn, ai giàu hơn và có nhiều đồ chơi xịn hơn, ai lấn át trong cuộc tranh cãi. Khi cậu chàng khát khao sự tự chủ, thực tế là giờ đây cậu ít chịu giám sát từ giáo viên, và cậu háo hức thoát khỏi ảnh hưởng của bố mẹ khiến cậu dấn thân vào văn hóa của bạn bè đồng trang lứa. Đồng thời, nhóm bạn đồng trang lứa yêu cầu cậu phải tuân thủ theo nhóm và công khai chế giễu cậu nếu không tuân theo. Sự bất tuân này có thể đến từ chương trình TV mà cậu ấy xem, cuốn sách mà cậu ấy đọc, đôi giày cậu ấy mang, màu và độ dài của quần đùi, tóc cắt ngắn đến đâu, cười ra tiếng như nào, hay cách đi đứng, mọi lời nói hay hành động khác biệt đều có thể và sẽ được dùng để chống lại cậu. Thay đổi tự nhiên, ví dụ về tuổi tác, chiều cao, cơ bắp, giọng nói, râu, chỉ tăng sự tự nhận thức của cậu bé. Hầu hết các chàng trai đều che giấu sự t.ổ.n t.h.ư.ơ.n.g vì thừa nhận đồng nghĩa với yếu đuối. Các chàng trai có vẻ sẽ đánh phủ đầu khi có thể - nhằm di dời sự chú ý nhắm vào mình sang người khác. Trong cuộc chiến tâm lý này, không chàng trai nào thực sự được bảo vệ, và như vậy không có ai thực sự là “kẻ thắng”. Ở độ tuổi thiếu vững vàng này, các chàng trai luôn mong muốn có một hình mẫu để học theo, và trong hầu hết trường hợp, hình mẫu nam tính thịnh hành là hình mẫu đòi hỏi sức mạnh và chủ nghĩa khắc kỷ.

Các chàng trai phải liên tục đấu tranh tâm lý. Những chàng trai lớn tuổi bắt nạt những cậu bé ít tuổi hơn - các cậu ấy chiếm ưu thế nhờ vào thân hình to lớn và các chàng trai nhỏ tuổi hơn bắt chước đàn anh, tạo ra môi trường nơi kẻ mạnh hiếp đáp kẻ yếu, đa số đàn áp thiểu số, người có quyền lấn át người yếu thế, và những chàng trai muốn phù hợp với quy chuẩn số đông sẽ bắt nạt những cậu bé không thể đáp ứng kỳ vọng của số đông.


Cô hiệu trưởng của một trường nội trú chia sẻ nỗi lo về những hành vi trêu chọc ác ý đang trở nên đặc biệt độc địa giữa các nam sinh trong trường, không còn là lời xúc phạm và chế tên thường thấy mà biến thành một “trò chơi khăm” về tâm lý hết sức tinh vi, cho thấy một trào lưu ngầm về b.ạ.o l.ự.c tinh thần đáng lo ngại. Một sự việc điển hình là khi một học sinh lớp 11 giả vờ cha mình qua đời để đánh lừa lòng trắc ẩn của bạn, rồi sau đó thú nhận trò đùa và cười nhạo bạn mình. Người bạn giàu lòng trắc ẩn bị biến thành trò cười, cảm thấy bản thân thật ngu ngốc và tức giận vì trò bịp bợm này. Cậu bạn rút ra bài học: lần sau sẽ không thể hiện lòng trắc ẩn nhanh chóng như vậy. Cô hiệu trưởng còn kể về các sự cố khác như hát sinh nhật chế giễu, phá hoại đồ đạc, hoặc ép các học sinh nhỏ đánh nhau. Những trò đùa “véo ngực”, gây đau đớn và nhục nhã cho nạn nhân. Nạn nhân và bạn bè thường không báo cáo vụ việc này cho giáo viên, nguyên nhân phần lớn là chúng biết những hành vi này riêng tư và hiển nhiên gây t.ổ.n t.h.ư.ơ.n.g đến mức bất kỳ giáo viên hoặc phụ huynh nào cũng sẽ phản đối và người bắt nạt sẽ phải chịu trừng phạt; hậu quả của chuyện này có thể nghiêm trọng hơn sự cố ban đầu. Thổ lộ việc bị t.ổ.n t.h.ư.ơ.n.g cũng đồng nghĩa thừa nhận sự thất bại và chỉ làm tăng khả năng dễ bị t.ổ.n t.h.ư.ơ.n.g của cậu chàng trước đợt khinh miệt và tấn công mới. Tất cả các chàng trai đều biết điều này.


Mặc dù hùa theo đám đông nhưng tất cả các chàng trai đều sống trong sợ hãi trước văn hóa b.ạ.o l.ự.c học đường này. Đám trẻ cũng tuân thủ quy tắc, trung thành với nguyên lý của văn hóa này dù các chàng trai có thể cảm thấy không phù hợp, bởi vì các em coi đó là một bài kiểm tra bản lĩnh đàn ông không thể tránh khỏi. Với mỗi bài học học được về sự thống trị, sợ hãi và phản bội, các chàng trai dần mất niềm tin, sự thấu cảm và một mối quan hệ tình bạn chân thành. Các chàng trai bị văn hóa bắt nạt chế ngự. Và những gì các chàng trai học được và mang theo khi bước vào các mối quan hệ sau này sẽ là sự kìm nén cảm xúc và đề phòng.


Văn hóa bắt nạt này không mang lại cảm giác an toàn. Một số chàng trai thường xuyên trở thành mục tiêu tấn công hơn các bạn khác, một số thường cầm đầu các vụ tấn công hơn, nhưng tất cả đều biết mình dễ bị tổn thương. Như lời bộc bạch của một chàng trai điềm đạm được quý mến: “Ai cũng nghĩ rằng khi ở vị trí dẫn đầu, mọi chuyện với bạn thật dễ dàng, nhưng ở vị trí dẫn đầu chỉ đồng nghĩa với việc luôn phải lo lắng mình sẽ sa chân hoặc ai đó sẽ đuổi sát nút. Chỉ chờ một sai lầm hoặc một ngày đen đủi, tất cả mọi người sẽ hạ bệ bạn.” Đối với một cậu chàng không có vị thế cao như thế, cuộc sống của cậu có thể trở nên đau khổ - cả về thể xác lẫn tinh thần - khi đám đông chợt muốn quay lưng lại với cậu, hoặc tệ hơn, khiến người bị sỉ nhục căm ghét bản thân, gây ra rối loạn cảm xúc nghiêm trọng, t.ự t.ử hoặc b.ạ.o l.ự.c. Những chàng trai thường xuyên chịu áp lực phải khẳng định sức mạnh hoặc bị coi là yếu đuối nhiều khả năng sẽ đối xử ác ý với người khác mà không nhận ra hoặc không quan tâm đến tác động tâm lý của những hành vi đó. Một phần nguyên nhân là vì họ sợ hãi, và họ luôn cần bảo vệ bản thân khỏi nỗi sợ hãi đó. Một em học sinh học lớp 11 đầy sáng suốt, chiêm nghiệm về trải nghiệm của bản thân hồi lớp 7: “Khi ai đó có thói quen nói những điều không hay với mọi người, đến mức nói mà không suy nghĩ - chẳng hạn 'Mày là đứa ngu' - và khi những lời này được thốt ra quá thường xuyên, chuyện sẽ ngày càng tệ hơn, và sau đó, cũng giống như từ ngữ khác, như “và” hoặc “tôi”, bạn không nghĩ từ này có thể làm tổn thương người khác. Em không nghĩ rằng bạn biết hậu quả của nó. Khi bạn đấm vào mắt người khác sẽ thấy ngay mắt họ bị bầm, nhưng khi bạn và ba mươi người khác gọi ai đó là kẻ thua cuộc mười lần một ngày, bạn sẽ không biết được cậu ấy có trở nên tự ti hay bị tổn thương vì lời nói đó không. Bạn có thể thấy nếu bạn ấy khóc hay gì đó, nhưng như thế chỉ đổ thêm dầu vào lửa: mọi người sẽ đuổi theo cậu bạn đó vì đã khóc”. Trong chừng mực mà giai đoạn dậy thì và giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên là thời kỳ diễn ra những thay đổi căn bản, định nghĩa bản thân và cảm giác thiếu an toàn của các em, thì ở một mức độ nào đó, các chàng trai không thể tránh khỏi việc trở thành đối thủ, bạn bè, kẻ thù. Cũng như một lời nhục mạ vô tình của bạn nam này có thể để lại t.h.ư.ơ.n.g t.ổ.n dài lâu cho bạn nam khác, ngay cả với số ít bạn nam cũng có thể thay đổi môi trường một cách rõ rệt khi quyết định không tham gia trêu chọc hoặc đứng lên bảo vệ một bạn nam đang bị t.ấ.n c.ô.n.g. Nếu văn hóa bắt nạt nảy nở từ nỗi sợ bị t.ổ.n t.h.ư.ơ.n.g của các chàng trai, thì thách thức đặt ra là làm thế nào thay thế nỗi sợ hãi bằng sự hiểu thấu cuộc đấu tranh cảm xúc của chính các em và như vậy sẽ khiến các chàng trai ít muốn bắt nạt hay ít thứ tha cho bắt nạt hơn.


Hiệu trưởng một trường trung học cơ sở mời tác giả Michael đến gặp nhóm nam sinh lớp 7 để thảo luận về vấn đề trêu chọc giữa các bạn nam. Trong cuộc gặp, Steven, một cậu bé thường xuyên bị trêu ghẹo, đã dũng cảm kể về việc mình bị bắt nạt trên xe buýt, sách vở bị lấy ra khỏi ba lô, bài vở vương vãi, và điệu cười của đám bạn khi cậu nhặt chúng lên. Giọng kể của cậu cho tất cả chúng tôi thấy nỗi t.ổ.n t.h.ư.ơ.n.g chỉ vừa mới xảy ra thôi và hết sức nặng nề. Cảm giác khó chịu trong phòng hiển hiện rõ rệt. Những đứa bạn chòng ghẹo cậu đang ở đây, và cậu đang kể “bí mật” của chúng cho một “người lạ”. Đám trẻ bắt đầu tỏ vẻ lúng túng hoặc cười khúc khích; một vài đứa huých tay nhau. Tiếng rầm rì nổi lên từ khắp phòng. Tác giả cảm thấy mâu thuẫn, muốn khuyến khích Steven bộc lộ bản thân nhưng cũng lo lắng việc cậu đang vi phạm quy tắc "giữ im lặng" và cậu đã tự mở đường cho một đợt trêu chọc hoàn toàn mới. Nếu cậu tiếp tục bộc bạch, để lộ khía cạnh tổn thương của mình, đám bạn sẽ tổng tấn công cậu. Tác giả muốn giúp Steven giãi bày sự thật mà không biến cậu thành nạn nhân. Đối với các chàng trai, câu chuyện về văn hóa bắt nạt có thật và gần gũi như hành lang đông đúc giữa các lớp học hoặc phòng thay đồ trước giờ thể dục. Một thế giới mà chàng trai nào cũng đã từng bước vào. Cậu chàng cũng sống trong câu chuyện đó, mỗi ngày đều nhận thức được rằng cả nhóm có thể tấn công cậu trong nháy mắt, rằng mỗi khoảnh khắc đều có khả năng biến cậu thành nạn nhân, và rằng, nếu cậu là mục tiêu, gần như sẽ không một ai - ngay cả một đứa bạn - đứng lên bảo vệ cậu khỏi đám đông. Ngoại trừ những cộng đồng tàn bạo nhất, hầu hết các bạn nam không phải đối mặt với khả năng bị bạo hành thân thể nhiều như khi trải qua cảm giác bị gạt ra ngoài lề - bị coi là vô dụng hoặc hầu như không tồn tại - điều có thể hủy hoại tinh thần các cậu.


NGUYÊN NHÂN NGẦM ĐẰNG SAU VĂN HÓA BẮT NẠT TRONG TRƯỜNG HỌC


Áp lực xã hội về việc phải chứng tỏ sự nam tính của đàn ông thực thụ
Việc một chàng trai muốn được bạn bè tôn trọng hoặc đánh giá cao là điều bình thường. Tình bạn mang lại niềm yêu mến, sự thân thiết và liên minh đáng tin cậy. Từ một đứa bạn hoặc một nhóm bạn, chàng trai có thể được hỗ trợ một cách thiết thực, được chăm sóc, đồng hành và nâng cao giá trị bản thân. Nhưng chỉ có nhóm bạn mới có thể mang đến cảm giác hòa nhập, điều mà mọi chàng trai đều khao khát. Với những chàng trai tuổi vị thành niên, khát khao hòa nhập càng mạnh mẽ do nhu cầu phát triển bản dạng giới để tự khẳng định mình là những người đàn ông thực thụ.


Ở nhiều nền văn hóa, sự nam tính chỉ được công nhận sau lễ trưởng thành khi khí phách nam nhi của một cậu bé được thử thách trước ngọn lửa của những kỳ vọng xã hội. Ý tưởng kế thừa từ lối suy nghĩ này là để trở thành một người đàn ông chân chính không chỉ thuần túy cần ngoại hình nam tính mà hơn thế, phải có khả năng vượt qua khó khăn thì mới đạt được sự nam tính thực sự. Khi sự nam tính được định nghĩa là thành tích, trạng thái người đàn ông trưởng thành trở thành “phần thưởng giành được hoặc tranh được thông qua thử thách” và “trạng thái bấp bênh hoặc giả tạo”, như David Gilmore nhấn mạnh trong cuốn “Manhood in the Making” (tạm dịch: Trở thành đàn ông chân chính). Tuy nhiên, về lâu dài, hầu như không thể đạt được bản dạng nam giới dựa trên thành tích được. Trong thế giới của các chàng trai, họ không bao giờ tự hài lòng với biểu hiện của mình. Họ phải liên tục chứng minh bản thân thêm lần nữa. Công cuộc kiếm tìm sự hòa nhập, sự ngầu không hồi kết không thể tránh khỏi việc thôi thúc các chàng trai đọ sức với nhau - và với cả những người đàn ông trong đời họ. Trong môi trường nam giới cạnh tranh về mặt tâm lý này, coi thường người khác là một cách chứng tỏ bản thân. Một chàng trai sống trong một thế giới mà định nghĩa về sự phát triển tính nam bị giới hạn, trong đó mọi thứ cậu chàng làm hoặc nghĩ đều được đánh giá dựa trên điểm mạnh hay điểm yếu của chúng: cậu là người mạnh mẽ và hữu dụng, hoặc yếu đuối và vô dụng. Cậu cũng phải sẵn sàng đánh nhau. Ngay cả khi chưa bao giờ và không bao giờ có ý định đánh nhau, cậu phải giả vờ rằng cậu có thể và sẽ làm được. Một chàng trai được kính trọng là người có thể “tự giải quyết”, theo cách nói của một bạn nam 15 tuổi ôn hòa, nghĩa là cần chọn và đánh giá trong đầu xem có thể đánh bại đứa bạn đó nếu ở trong tình thế bắt buộc không.


Áp lực của các chàng trai gặp phải không chỉ đến từ việc phải thể hiện nam tính mà còn từ việc tỏ ra không nữ tính. Vấn đề gây tranh cãi thường thấy trong nhiều gia đình là làm thế nào để khuyên răn một chàng trai đang bị những kẻ bắt nạt quấy rối. Các bà mẹ cho rằng “bạo lực không giải quyết được gì”; các ông bố không ngần ngại bảo đứa con trai 10 tuổi “tung cú đấm” vào kẻ bắt nạt, thừa nhận rằng cú đấm đó có thể không loại bỏ được kẻ bắt nạt - nhưng đó không phải là trọng điểm. Tránh xa kẻ bắt nạt là dấu hiệu của sự yếu đuối, và cảm giác hèn nhát tồn tại dai dẳng là hình phạt còn nặng nề hơn bất kỳ đòn roi nào. Các cậu chàng không chỉ thấy áp lực về việc phải tỏ ra nam tính mà còn cảm thấy khi làm như vậy, họ phải thực sự tỏ ra bản thân không nữ tính - thậm chí bài xích sự nữ tính - và vì vậy các chàng trai tấn công vào những nét được xem là nữ tính của người khác cũng như của bản thân một cách có chủ ý và có ý thức. Nét nữ tính này bao gồm sự dịu dàng, thấu cảm, lòng trắc ẩn và bất kỳ biểu hiện tổn thương cảm xúc nào. Những áp lực này, bất kể có tạo ra một tên côn đồ hay không, đều áp đặt một tiêu chuẩn về nam tính mà tất cả bạn nam chấp nhận và dùng để đánh giá bản thân. Câu chuyện của Howard, một giáo viên từng bị trêu chọc vì không thể vượt qua bài kiểm tra trong trại hè, là minh chứng cho nỗi nhục nhã khi không đạt được "danh dự" của một người đàn ông: Bị cho là một cô gái - một ‘người vợ’ - là điều nhục nhã nhất có thể xảy ra với một chàng trai. Việc bị tước mất “danh dự” của đàn ông trưởng thành vì không thể nhớ lời bài hát trong trại càng xát muối vào vết thương của Howard. Dù cuộc đời kiệt xuất với vô số kinh nghiệm và thành tựu, Howard vẫn mang trong mình ký ức này như một trong những trải nghiệm tàn nhẫn và nhục nhã nhất trong cuộc đời anh. Điều này cho thấy những tiêu chuẩn xã hội về nam tính đã gây ra những tác động tâm lý lâu dài lên các chàng trai nhiều như thế nào.


Sự bất an về bản dạng giới và lo lắng xu hướng tính dục thúc đẩy các chàng trai tự bảo vệ mình
Từ những năm đầu tuổi vị thành niên, các chàng trai cảm thấy dễ bị t.ổ.n t.h.ư.ơ.n.g hơn về sức vóc, sức mạnh, hiệu suất và phát triển khả năng sinh dục. Lẽ thường, các chàng trai xem những đặc điểm này ở người khác là mục tiêu chế nhạo thường xuyên và tàn nhẫn nhất. Tình d*c trở thành chủ điểm trong những câu đùa và cuộc nói chuyện của các chàng trai tuổi thành niên, và d**ng v*t nói riêng là nguồn gốc của sự mê đắm đặc biệt cũng như căng thẳng thể chất và tinh thần. Việc một chàng trai nhận thức được mình đang phát triển về tình d*c, thông qua “mộng tinh” và khám phá ra th* d*m để t.ự sướng, chỉ khiến cậu thêm bối rối trước những thay đổi về cơ thể. Sự cương cứng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, và cậu lo rằng nỗi xấu hổ này có thể đến bất ngờ và gây choáng. Tùy vào môi trường và bạn bè mà phản ứng tình d*c khác thường có thể được diễn giải là dấu hiệu của đ.ồ.n.g t.í.n.h l.u.y.ế.n á.i. Những chàng 11, 12 và 13 tuổi sợ đ.ồ.n.g t.í.n.h l.u.y.ế.n á.i, theo nghĩa đen, giống như sợ dịch hạch, điều này càng khiến đ.ồ.n.g t.í.n.h trở nên đáng sợ hơn, nhưng các chàng biết trở nên đ.ồ.n.g t.í.n.h không phải điều “hay ho” gì. Người đ.ồ.n.g t.í.n.h là nam giới, nhưng không nam tính. Số lượng những lời trêu chọc về xu hướng đ.ồ.n.g t.í.n.h l.u.y.ế.n á.i mà các chàng mới lớn nói với nhau rất đáng kinh ngạc. “Gay” hay “fag” là lời chế nhạo được dùng liên tục, bất kể “t.ộ.i á.c” của chàng trai là kiểu tóc, giọng nói, trang phục, điểm cao hay cú ném bóng tồi. Việc lặp lại những từ ngữ này không khiến sức gây t.ổ.n t.h.ư.ơ.n.g giảm đi. Lời chế giễu này đang trở nên nhức nhối vì các chàng trai sợ đ.ồ.n.g t.í.n.h l.u.y.ế.n á.i nhiều đến mức đó.


Một chàng trai không chỉ chịu đựng sự khó chịu tức thời về thể chất và tinh thần trước phản ứng tình d*c bình thường mà còn phải giằng co với ý nghĩa của những phản ứng và cảm xúc này đối với người khác và với chính cậu. Các chàng trai sợ đ.ồ.n.g t.í.n.h l.u.y.ế.n á.i vì đồng tính không tuân theo những chuẩn mực truyền thống về nam tính và kích thích sự trả đũa đáng sợ của đám đông. Nỗi sợ hãi về đ.ồ.n.g t.í.n.h l.u.y.ế.n á.i đặt ra cấm kỵ trong việc đụng chạm, trong đó tước đi sự thoải mái về mặt sinh lý từ việc tiếp xúc của các bạn nam, đồng thời tình d*c hóa bất kỳ sự đụng chạm nào xảy ra với chúng. Nhất là đương tuổi vị thành niên, các chàng trai cảm thấy mình không còn nhỏ để có thể ôm hôn bố mẹ nữa, nhưng thực tế là chúng vẫn cần sự săn sóc đến từ những đụng chạm an toàn. Một lý do khiến th* d*m trở thành nỗi bận tâm của các cậu bé tuổi teen nhiều khả năng là do trạng thái cô lập này khiến tuổi vị thành niên trở thành khoảng thời gian cô đơn hoang hoải. Đối với một chàng trai có khuynh hướng tình d*c là đ.ồ.n.g t.í.n.h l.u.y.ế.n á.i, đây là khoảng thời gian phủ nhận và sợ hãi đến cùng cực, trong đó sự hoảng loạn về nỗi á.c c.ả.m với đ.ồ.n.g t.í.n.h lan rộng bao trùm lên nền văn hóa thanh thiếu niên càng khiến khoảng thời gian đó trở nên tồi tệ hơn. Thật bẽ mặt khi một chàng trai có khuynh hướng d.ị t.í.n.h l.u.y.ế.n á.i lại bị gọi là “đồng tính nam”; tệ hơn biết bao nếu cậu thực sự suy nghĩ như thế.


Tóm lại, sự căng thẳng về mặt tâm lý và tình d*c mà các chàng trai tuổi vị thành niên phải đối mặt, đặc biệt là nỗi sợ và áp lực về đ.ồ.n.g t.í.n.h l.u.y.ế.n á.i trong quá trình phát triển nam tính đã thúc đẩy các cậu tự bảo vệ bản thân một cách thái quá. Các cậu thường che giấu sự bối rối và lo lắng về tình d*c, đồng thời trút sự chế nhạo và quấy rối lên những bạn bị coi là khác biệt. Điều này phản ánh sự bất an về bản dạng giới và tạo ra một môi trường đầy áp lực, nơi các chàng trai phải liên tục chứng tỏ mình không đồng tính để được chấp nhận và tôn trọng trong nhóm bạn, hoặc có xu hướng mặc cảm, đề phòng, che giấu, khép kin và phủ nhận chính mình đối với chàng trai có xu hướng đồng tính nam.


Kích thước cơ thể - biểu tượng của sức mạnh và uy quyền: Áp lực tâm lý lên các chàng trai
Kích thước và thể thao là những chủ đề chi phối tâm lý nam giới. Họ ấn tượng trước những cầu thủ bóng đá vạm vỡ, cầu thủ bóng rổ cao to và võ sĩ quyền anh đô con. Kích thước và sức mạnh ẩn chứa trong đó mê hoặc chúng ta. Đối với nam giới, kích thước d**ng v*t là thước đo nam tính quan trọng hơn bất kỳ sự khác biệt nào về chức năng tình d*c. Giữa đàn ông với nhau, kích thước biểu thị quyền uy theo nghĩa nguyên thủy và trong văn hóa đàn ông, chỉ riêng kích thước cũng giúp bạn nhận được nhiều tôn trọng. Bất kể gia cảnh nghèo khó hay giàu có, các bạn nam thường mang trong mình những hồi ức và trải nghiệm tương tự nhau về sự bắt nạt thời thơ ấu. Những bạn nam có thân hình nhỏ con thường trở thành mục tiêu của bắt nạt, trong khi những cậu bé to lớn hơn có xu hướng thống trị và sử dụng sức mạnh để thể hiện uy quyền. Nigel, người từng bị bắt nạt ở trường nội trú Anh. Dù nhỏ con và yếu hơn, cậu đã dũng cảm đối mặt với kẻ bắt nạt lớn hơn mình trong một trận đấu đeo găng tay, dù kết quả là thua cuộc. Khế ước xã hội bất thành văn đảm bảo rằng Nigel được ghi nhận vì đã thể hiện lòng dũng cảm trước công chúng; đối thủ của anh không được phép và đã không bắt nạt Nigel lần nào nữa. Lòng dũng cảm đã bảo vệ cậu, và điều này thực sự hữu ích. Tuy nhiên, ngày hôm đó, cậu thực sự khao khát đánh bại kẻ bắt nạt, và cậu đã thất bại. Nhiều năm về sau, Nigel vẫn còn nhớ rất rõ cảm giác bị mắc kẹt trong tình thế đó, trước sức vóc của cậu bé to lớn hơn, và sự thất bại không thể tránh khỏi của bản thân.


Kích thước cơ thể đóng vai trò quan trọng về mặt cảm xúc trong cả tình d*c và phi tình d*c. Các bạn nam cảm nhận được sự chênh lệch về sức vóc và do đó dễ bị t.ổ.n t.h.ư.ơ.n.g. Sức vóc cơ thể được dùng như một yếu tố quyết định để giành được sự tôn trọng trong những tình huống khoe mẽ sự ưu việt về thể chất; những cậu bé có ngoại hình đô con hơn có xu hướng thực hiện hành vi này nhiều hơn. Các bạn nam hoàn toàn nhận thức được tầm vóc thể chất của mình và thứ tự xếp hạng dựa trên sức vóc cơ thể. Những cậu bạn nhỏ con cũng cảm thấy tủi hổ, cực kỳ tự ti khi bị so sánh về bất kỳ thiếu sót nào của cơ thể. Nhiều bạn nam học cách bù đắp bằng thành tích vượt trội, và những hành động của đàn ông có cơ thể nhỏ con cho thấy rằng, ngay từ khi còn nhỏ, họ đã phải xây dựng nhiều cách bảo vệ tâm lý khỏi nỗi đau khi có thân hình nhỏ con, đồng thời tìm cách bù đắp để tạo cảm giác mình “to lớn” hơn. Bobby, một cậu bé nhỏ con, không hứng thú với thể thao và thường xuyên bị bạn bè chế giễu từ khi còn học tiểu học. Văn hóa trêu chọc và bắt nạt đã theo Bobby suốt những năm tháng trưởng thành, từ biệt danh "không có lông" đến "mặt rỗ" khi cậu bắt đầu dậy thì. Mặc dù Bobby sau này đã cao lớn hơn, những lời trêu chọc vẫn để lại vết sẹo tâm lý sâu sắc. Bobby không chỉ cảm thấy bất an về ngoại hình mà còn mất niềm tin vào mọi người xung quanh, ám ảnh với những khuyết điểm nhỏ nhặt và cảm giác luôn bị dòm ngó. Cậu không hứng thú với việc hẹn hò - hay chính xác hơn là rất sợ hẹn hò - và vẫn không có ai mà cậu có thể gọi là bạn tốt, ngoại trừ mang trong mình vết sẹo từ những năm tháng hứng chịu sự mỉa mai của bạn bè. Mặc dù có chiều cao bình thường nhưng cậu luôn đi giày hoặc bốt có gót cao nhất có thể. Lo sợ rằng một cô nàng sẽ chế nhạo kích thước “cậu nhỏ” của mình, Bobby luôn cố gắng tránh tiếp xúc tình d*c. Cậu ấy hầu như không tin tưởng ai và cảm thấy rằng mọi người đang tìm cách hại mình. Vì điều này mà cậu khó giữ được công việc của mình. Thất bại trong sự nghiệp chỉ càng làm xói mòn lòng tự trọng của cậu. Trường hợp của Bobby khá nghiêm trọng. Không ai dự đoán được việc cậu quá dễ bị t.ổ.n t.h.ư.ơ.n.g hay quá xấu hổ vì sức vóc của mình - một đặc điểm di truyền mà cậu không kiểm soát được. Tuy nhiên, không còn nghi ngờ gì nữa, văn hóa bắt nạt đã để lại hậu quả hết sức nặng nề, khiến tình trạng của cậu ấy xấu đi nhiều so với thực tế. May mắn thay, với hầu hết các chàng trai, hậu quả ít nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, mọi chàng trai đều dễ bị t.ổ.n t.h.ư.ơ.n.g trước lễ trưởng thành đầy tàn nhẫn này, khi việc hứng chịu những lời trêu chọc thường xuyên có thể để lại vết thương lâu lành và bóp méo nhận thức về bản thân và thế giới xung quanh.


Thể dục thể thao: Con dao hai lưỡi đối với cuộc đời mỗi chàng trai

Nam giới, bất kể thích hay giỏi thể thao, đều ít nhiều phải chơi thể thao. Thông thường, thể dục thể thao là hoạt động bắt buộc tham gia, chẳng hạn trong các tiết học thể dục, do vậy, bạn bè của bạn hiểu rõ năng lực thể thao của bạn đến đâu hoặc thiếu tố chất thể thao như thế nào. Với nhiều người, chơi thể thao là niềm vui và có lẽ là niềm vui lớn nhất trong đời họ. Với người khác, thể dục thể thao như con dao hai lưỡi. Với nhiều chàng trai, văn hóa thể thao có thể gây t.ổ.n t.h.ư.ơ.n.g nhưng cũng có thể củng cố lòng tự trọng, bởi nó lấy những chàng trai có tố chất về lĩnh vực khác ít được đám bạn coi trọng để làm nền tôn vinh những người có năng khiếu thể thao hoặc có năng lực thể thao vượt trội.


Trong trường học, uy tín gắn liền với thành tích thể thao xuất sắc tạo ra một “hệ thống đẳng cấp”, trong đó hành vi bắt nạt giữa các chàng trai có thể được người lớn cho phép. Nghĩa là, ở mức độ nhẹ nhất, những bạn nam không giỏi thể thao cảm thấy mình bị đánh giá thấp. Ở mức độ tàn nhẫn hơn, những chàng trai vạm vỡ nhất sẽ ức hiếp những chàng trai có uy thế thấp hơn. Những chàng trai kém thể thao không chỉ bị bắt nạt về mặt xã hội, mà còn thường phải đứng ngoài lề chứng kiến những ngôi sao thể thao này giành được trái tim của những bạn nữ được yêu mến nhất trường. Trong nhiều năm ròng, Mike - người đàn ông với dáng người hơi thấp nhưng gọn gàng, đẹp trai và thành công trong công việc - đã buộc cậu con trai nhỏ Rick, 13 tuổi, chạy bộ gần như mỗi sáng và bắt cậu đăng ký tham gia các môn thể thao sau giờ học mặc dù rõ ràng Rick không hề hứng thú. Mike giải thích với chúng tôi “Nhìn xem, thằng bé đang tập luyện. Tôi đang chuẩn bị cho thằng bé vào đời. Nếu thằng bé xuất sắc trong mảng thể thao, nó sẽ được tôn trọng, được nhận học bổng vào một trường đại học tốt. Không giỏi thể thao, thằng bé chỉ là một “nhóc nhỏ thó”' và cuộc đời sẽ vùi dập nó. Tôi biết chứ. Bởi tôi đã từng trải qua rồi. Và tôi không muốn con trai mình dẫm lên vết xe đó.” Rick gác lại những sở thích khác và tiếp tục tham gia các hoạt động thể thao theo yêu cầu của cha mình, nhưng sự bất mãn đối với cha mình cứ lớn dần trong cậu; lên cấp 2, Rick trở thành một chàng trai mạnh mẽ, nhanh nhẹn nhưng hay cáu giận và nóng nảy. Tuy thế, Mike vẫn quyết tâm buộc con trai mình phải tích cực chơi thể thao và tiếp tục “giành chiến thắng”.


KẾT LUẬN
Trêu chọc, bắt nạt không chỉ là hành vi cá nhân của các chàng trai mà còn là một phần của văn hóa chung ở trường học, nơi các chàng trai thường phải đối mặt với áp lực để chứng tỏ bản lĩnh và nam tính của mình. Chính điều này đã đẩy nhiều chàng trai vào vòng luẩn quẩn của việc bị bắt nạt hoặc trở thành kẻ bắt nạt. Những chàng trai là nạn nhân của bắt nạt thường phải đối mặt với nhiều khó khăn về tâm lý. Sự cô lập và sợ hãi khiến họ dần mất niềm tin vào bản thân, tự ti, trở nên khép kín và thậm chí đánh mất khả năng kết nối cảm xúc với những người xung quanh. Văn hóa bắt nạt không chỉ làm t.ổ.n t.h.ư.ơ.n.g tinh thần mà còn tạo ra cảm giác bất lực và cô đơn sâu sắc. Nó không chỉ gây tổn thương cho những chàng trai bị bắt nạt, lên chính kẻ bắt nạt mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ cộng đồng học đường.


#Teasing chương 4 - kỳ 2:
Quan điểm của giáo viên, trường học và phụ huynh như thế nào về văn hóa bắt nạt? Làm thế nào để giúp các chàng trai thoát khỏi vòng luẩn quẩn của văn hóa bắt nạt và tránh những tổn thương tâm lý?


📍 Nguồn: Raising Cain: Protecting the Emotional Life of Boys - Dan Kindlon & Michael Thompson.
📍 Bản quyền dự án: Toàn bộ bản dịch, nội dung biên soạn và hình ảnh thiết kế của dự án thuộc về trí tuệ sáng tạo của The Domdom Healing Garden, mọi sao chép/trích dẫn vui lòng ghi rõ nguồn, nếu không Domdom xin phép liên lạc đề nghị gỡ bỏ.


Thương mến,
The DomDom Healing Garden.

Sidebar: Work-in-progress

The Domdom Healing Garden

Khu vườn chữa lành Đom Đóm - không gian trị liệu và chăm sóc thế giới tinh thần cùng bạn!

Địa chỉ:27, đường số 3, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức
Điện thoại:0932360164
Email:thedomdomhealinggarden@gmail.com

Follow Vườn

Bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ Đom Đóm?

Hãy để lại địa chỉ email để Đom Đóm thông báo cho bạn về các hoạt động và bài viết bổ ích nhé!