#Chương 2 (kỳ 2): Sự đấu tranh trong giá dục sớm

#Kỳ 2: Giải pháp đáp ứng những thách thức của các chàng trai

Ở kỳ 1 của chương 2, chúng ta đã hiểu hơn về những khó khăn mà các chàng trai gặp phải trong môi trường giáo dục sớm. Ở những năm đầu đi học, các chàng trai thường gặp nhiều thách thức về hành vi và sự phát triển so với các cô gái. Những thách thức này không chỉ xuất phát từ những sự khác biệt về giới tính và phong cách học tập của các chàng trai, mà còn do những định kiến và gán mác xã hội áp đặt lên hành vi của họ. Vậy, những định kiến và gán mác xã hội áp đặt cho các chàng trai là gì? Chúng ảnh hưởng như thế nào đến cách giáo viên và phụ huynh quản lý và giao tiếp với các chàng trai? Điều đó tác động như thế nào lên cảm xúc và tâm lý của các chàng trai? Và đâu là giải pháp mà hai tác giả gợi ý cho nhà trường, giáo viên và phụ huynh tham khảo nhằm hỗ trợ các chàng trai vượt qua những thách thức này? Hãy cùng tìm hiểu ở kỳ 2 này nhé!


THỰC TRẠNG VỀ NHỮNG ĐỊNH KIẾN VÀ GẮN MÁC XÃ HỘI ÁP ĐẶT LÊN CÁC CHÀNG TRAI

1. Hai kiểu nguyên mẫu phổ biến của một cậu bé phá hoại
Một giáo viên lớp hai đã nhận xét về cách mà xã hội đặt kỳ vọng quá cao và không thực tế đối với các chàng trai ở độ tuổi đi học: “Chúng tôi kỳ vọng quá nhiều vào các bé trai, nhưng chúng tôi không mong đợi đủ. Một mặt, chúng tôi yêu cầu các bé trai phải hành xử như "những người đàn ông nhỏ bé", trong khi thực tế các em chỉ là những đứa trẻ cần sự yêu thương và chăm sóc. Mặt khác, khi các cậu bé cư xử một cách tàn nhẫn và thiếu suy nghĩ, chúng tôi nói: ‘Ồ, con trai vẫn sẽ là con trai’. Chúng tôi để các chàng trai thoát khỏi vấn đề tôn trọng và quan tâm đến người khác”. Chính quan điểm văn hóa này của xã hội đã làm xáo trộn những thông điệp mà các chàng trai nhận được từ cha mẹ và giáo viên.
Giáo viên và phụ huynh có trách nhiệm giúp đỡ các chàng trai đạt được thành công ở trường, giúp các em tránh được hố đen của thất bại hoặc giúp các em thoát khỏi nó, nhưng chỉ khi họ thấy các chàng trai gặp khó khăn. Thay vào đó, họ thường phản ứng với các chàng trai bằng những giả định vô thức về bản chất của tất cả các chàng trai. Hai tác giả gọi những hình ảnh vô thức này là kiểu nguyên mẫu để phân biệt chúng với những khuôn mẫu có ý thức hơn và dễ nhận biết hơn trong văn hóa đại chúng. Hình ảnh nguyên mẫu về các chàng trai hạn chế sự hiểu biết của chúng ta về các chàng trai. Tuy nhiên, một sự thật đau lòng là những quan điểm này về con trai được ủng hộ bởi những người thông minh và thiện chí, bởi cha mẹ và giáo viên làm việc được với con trai. Hai trong số những hình ảnh phổ biến nhất mà chúng ta thấy là những hình ảnh coi một cậu bé như một con thú hoang - mất kiểm soát và không có khả năng hành xử có trách nhiệm hoặc suy nghĩ thông minh - hoặc như một hoàng tử có quyền không phải chịu trách nhiệm với các tiêu chuẩn đạo đức giống như phần còn lại của chúng ta.


✍️ KIỂU NGUYÊN MẪU “ĐỘNG VẬT HOANG DÔ:
Nếu giáo viên có những giả định sai lệch, coi năng lượng và hoạt động của chàng trai là “ngổ ngáo” và mang tính đe dọa theo nguyên mẫu “động vật hoang dã” thì họ cảm thấy có lý khi đáp trả bằng hành động khắc nghiệt, xử phạt hoặc khiển trách cậu ấy quá mức cần thiết, hoặc trở nên hung hãn kiểm soát và quyết tâm “đánh cho chàng ta thành hình”. Phản ứng phổ biến nhất của một chàng trai trước hành vi kiểm soát là không để mình bị kiểm soát, chàng ta sẽ trở nên đối đầu hoặc khiêu khích.


✍️ KIỂU NGUYÊN MẪU “HOÀNG TỬ CÓ QUYỀN LỰC”:
Khi chúng ta coi các chàng trai như những hoàng tử có quyền lực, khi chúng ta cho rằng giới tính hoặc tài năng của chàng trai cho phép cậu ta có một tương lai lãnh đạo, thành công và quyền lực, chúng ta miễn cho cậu ta khỏi việc học cách sống và làm việc khôn ngoan với người khác, bảo vệ cậu ta khỏi những hậu quả của việc hành động tồi tệ và để cậu ta tuân theo một tiêu chuẩn khác - thấp hơn về trách nhiệm đạo đức trong hành động và cách cư xử của cậu ta đối với người khác.


-> ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC ĐẾN CÁC CHÀNG TRAI NHƯ THẾ NÀO?
Quan niệm văn hóa và các kiểu nguyên mẫu như "động vật hoang dã" hoặc "hoàng tử có quyền lực" chính là những định kiến sai lệch mà xã hội đang áp đặt lên các chàng trai. Khi phản ứng của chúng ta bị bóp méo bởi những mô thức tư duy kiểu mẫu này, các chàng trai chính là người phải gánh chịu ảnh hưởng tiêu cực từ điều này. Nếu văn hóa trường học hoặc giáo viên phản ứng với một chàng trai bằng cách tỏ ra sợ hãi, bối rối hoặc không thoải mái với cậu, thì cậu sẽ cảm thấy mình là mối đe dọa, đang làm điều gì đó sai trái và thậm chí nghĩ rằng mình không xứng đáng được yêu thương. Nếu người lớn không đặt ra những kỳ vọng phù hợp với độ tuổi của chàng trai, cho rằng vì cậu đang lớn nên không cần phải lo lắng về những điều đó, thì cậu sẽ bỏ lỡ cơ hội học về sự đồng cảm và trách nhiệm. Thay vào đó, cậu sẽ hình thành niềm tin rằng mình có đặc quyền mà không phải gánh vác trách nhiệm. Các chàng trai khi cảm thấy sợ hãi, bị xem thường hoặc được tôn sùng quá mức ở trường sẽ trải qua sự cô lập về cảm xúc. Điều này chỉ làm gia tăng thêm nỗi sợ hãi, cảm giác thiếu tự tin, hoặc những kỳ vọng tự mãn và kiêu ngạo về đặc quyền của mình. Những hình ảnh nguyên mẫu mà chúng ta có về các chàng trai thường không để lại ấn tượng tích cực về các chàng trai. Chúng thường cản trở việc nhìn nhận đúng về các chàng trai, khiến giáo viên và những người lớn khác không thể hiểu đúng và hiểu hết đời sống nội tâm của các chàng trai và giao tiếp ứng xử với họ một cách lành mạnh hơn. Điều này xảy ra ở nhiều lĩnh vực trong cuộc sống của các chàng trai, nhưng đặc biệt nghiêm trọng trong môi trường học đường, vì phần lớn trải nghiệm của các chàng trai ở trường phụ thuộc vào chất lượng mối quan hệ của họ với giáo viên.

2. Khi hành vi năng động của các chàng trai bị hiểu sai và quản lý không đúng cách
Khi các chàng trai thể hiện hành vi năng động, nếu những hành vi này bị hiểu sai hoặc quản lý không đúng cách, nó có thể tạo ra một môi trường học tập căng thẳng và khó kiểm soát. Khi hoạt động của chàng trai bị hiểu sai là gây hấn hoặc cố ý, cậu bé sẽ bị trừng phạt hai lần: một lần vì hành động “cố ý” và một lần nữa là mất cơ hội suy ngẫm về khía cạnh cảm xúc của thời điểm đó. Điều này khiến cho các chàng trai không thể phát triển khả năng hiểu biết về cảm xúc, từ đó gặp khó khăn trong việc quản lý cảm xúc và chăm sóc thế giới nội tâm của chính mình. Dưới đây là hai câu chuyện thực tế và là những dẫn chứng cụ thể được hai tác giả chia sẻ qua quá trình làm việc với các trường học:
- Một trường hợp cụ thể ở lớp 4 của trường tiểu học nhỏ ở ngoại ô Boston, do sự phân bố không đều về giới tính: 12 nam và 6 nữ, số lượng các bé trai nhiều gấp đôi các bé gái, mức năng lượng bình thường của một cậu bé mười tuổi thể hiện ở mức độ hoạt động mạnh mẽ hơn năng lượng của một cô bé mười tuổi. Điều này dẫn đến bầu không khí căng thẳng và khó kiểm soát trong lớp học, mặc dù hành vi của các bé trai không quá cực đoan hay gây hại. Sự chiếm ưu thế của nam sinh trong lớp đã đưa ra một tiêu chuẩn mới khiến các giáo viên không thoải mái. Giáo viên cảm thấy khó chịu, và từ đó ảnh hưởng đến cách các em tương tác với nhau.
- Trong một trường nữ sinh vừa chuyển đổi sang trường hỗn hợp, sự thiếu hiểu biết và không có không gian thích hợp cho nam sinh sau giờ ăn trưa đã dẫn đến việc một nhóm nam sinh vô tình làm hư hại một số nhạc cụ trong phòng âm nhạc. Mặc dù có hai quan điểm khác nhau về sự việc, thực tế cho thấy các cậu bé không có ý phá hoại mà chỉ thiếu chỗ để giải phóng năng lượng. Rõ ràng, hành vi của các cậu bé là không thể chấp nhận được và các em phải chịu trách nhiệm nhưng đó không phải là hành động cố ý gây hấn. Nó cũng không phải là bất thường, chống đối xã hội hay chứa đựng nhiều sắc thái tâm lý bạo lực. Nhưng thật dễ hiểu tại sao hình ảnh các chàng trai như những kẻ phá hoại hung hãn (nguyên mẫu động vật hoang dã) lại có thể xuất hiện trong tâm trí những người có xu hướng coi sự hiện diện của cậu bé ở trường học của họ là một điều tiêu cực. Bất kỳ ngày học nào cũng đầy rẫy những hiểu lầm tương tự, mặc dù ít kịch tính hơn, về động cơ của các cậu bé.
Sự rối loạn cảm xúc khi một chàng trai cảm thấy xấu hổ, tức giận, buồn bã và sự khó khăn trong việc thể hiện những cảm xúc đó có thể góp phần vào tính hiếu động và tính bốc đồng. Một cậu bé lớp ba, thường cư xử rất tốt, bị giáo viên khiển trách vì trèo hàng rào trong khu vui chơi ngay sau khi đội của cậu thua trận kick ball. Khi giáo viên hỏi lý do, cậu bé ngượng ngùng thú nhận rằng cậu đã suýt khóc, nhưng để không khóc trước mặt các bạn, cậu đã chạy ra và trèo hàng rào. Hay một người đàn ông 43 tuổi kể rằng, khi còn nhỏ, anh có thói quen đếm chữ cái trong từ và sắp xếp chúng thành từng nhóm. Mọi người xung quanh chỉ coi đó là hành vi kỳ quặc, nhưng thực chất anh làm vậy để tránh khóc trước mặt các bạn khi buồn bã. Thay vì bày tỏ cảm xúc, anh chọn ẩn mình sau trò tiêu khiển này, mà không biết mình là một cậu bé có khả năng sử dụng ngôn từ ấn tượng.


3. Cái bẫy của việc dán nhãn sai về rối loạn thiếu tập trung (ADD) và rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)
Trong nhiều năm, những chàng trai cực kỳ mất tập trung hoặc cực kỳ năng động đều bị đánh giá rất khắt khe. Cha mẹ và giáo viên thường xuyên gán cho các em cái mác nghịch ngợm, lười biếng hoặc thiếu đạo đức. Tuy nhiên, với những tiến bộ trong chẩn đoán ADD và ADHD, giờ đây đã có sự hiểu biết khoan dung hơn đối với những cậu bé gặp khó khăn trong việc chú ý hoặc ngồi bình tĩnh và gặp khó khăn trong việc hiểu những gì người khác gặp phải dễ dàng hơn. Dù điều trị bằng thuốc như Ritalin đã giúp nhiều chàng trai, nhưng việc sử dụng thuốc cũng dẫn đến một quan điểm mới, coi ADD/ADHD như một cách để "sửa chữa" những chàng trai gặp khó khăn. Nhiều phụ huynh và giáo viên hiện nay xem ADD/ADHD như một lý do để kỳ vọng các chàng trai đạt thành tích tốt hơn và hành xử tốt hơn. Tuy nhiên, vấn đề không phải lúc nào cũng đơn giản. Các vấn đề về khả năng chú ý thường không biểu hiện giống như một tình trạng bệnh lý thông thường. ADD không giống như bệnh thủy đậu; không phải cậu bé nào có biểu hiện tương tự cũng mắc bệnh.
Tất cả các chàng trai đều phù hợp ở một mức độ nào đó về tính dễ xao lãng, bốc đồng và hiếu động thái quá. Việc các cậu bồn chồn và bốc đồng về mặt thể chất hơn con gái khiến nhiều chàng trai “trông” ADHD hơn con gái. Vậy câu hỏi đặt ra là cậu bé nào chỉ là “cậu bé” và cậu bé nào bị ADHD? Hai tác giả nhận thấy khi làm việc với các trường học và gia đình rằng ADD/ADHD đã tạo thêm cơ hội mới để thoát khỏi đời sống nội tâm của một cậu bé, một con đường mới thoát khỏi những vấn đề phức tạp hơn về đời sống tình cảm của cậu bé, về các vấn đề nuôi dạy con cái và phong cách giảng dạy, ủng hộ một loại thuốc hứa hẹn cải thiện nhanh chóng. Các bậc cha mẹ có thể rơi vào cái bẫy này dễ dàng như các giáo viên và các nhà giáo dục. Đôi khi, những hành vi mà phụ huynh hay giáo viên cho là dấu hiệu của ADD thực ra có thể liên quan đến các yếu tố khác như môi trường sống, cách nuôi dạy, hoặc các vấn đề tâm lý cá nhân. Khi nghĩ về ADD và hành vi bình thường của cậu bé, câu hỏi đầu tiên cần đặt ra là “Những kỳ vọng hợp lý đối với một cậu bé ở độ tuổi của cậu ấy là gì và có bất kỳ lời giải thích phi y học hợp lý nào cho hành vi của cậu ấy không?” Những lời giải thích hợp lý có thể bao gồm các vấn đề về gia đình và nuôi dạy con cái hoặc việc con trai không phù hợp ở trường, không phù hợp với giáo viên, văn hóa trường học hoặc kỳ vọng chung.
Việc nhận diện đúng tình trạng ADD cần xem xét tổng thể chàng trai và môi trường của cậu ấy, vì chàng trai và môi trường của cậu ấy như một tổng thể không tách rời. Những cậu bé có biểu hiện ADD có thể hoạt động tốt hơn trong môi trường học phù hợp và có cấu trúc rõ ràng. Ví dụ, một số cậu bé trở nên bình thường hơn khi được chuyển đến môi trường học có sự hỗ trợ và kỳ vọng phù hợp. Việc phát hiện ra Ritalin và các loại thuốc khác đã giúp ích rất nhiều cho các chàng trai gặp khó khăn trong việc tập trung. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp - mà phần lớn nằm trong phạm vi hành vi bình thường của các chàng trai - những gì được gọi là ADD ngày nay có thể không được coi là ADD cách đây 15 - 20 năm. Do đó, cần cân nhắc kỹ về tổng thể của chàng trai và môi trường sống của cậu trước khi đưa ra chẩn đoán ADD. Và thách thức chính đặt ra cho tất cả chúng ta là tìm ra sự kết hợp phù hợp giữa chương trình học, môi trường sống, sự hỗ trợ từ cha mẹ, cấu trúc học tập và thuốc men cho các chàng trai mắc ADD và ADHD. Đồng thời, đối với tất cả các chàng trai, việc tìm ra sự cân bằng giữa hỗ trợ, sự thấu hiểu, cấu trúc rõ ràng và kỳ vọng hợp lý là rất quan trọng, đặc biệt là với các cậu trai dễ mất tập trung hơn so với các bạn nữ hoặc những em gặp khó khăn trong việc thích nghi với môi trường học đường.


VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN VÀ TRƯỜNG HỌC TRONG VIỆC HỖ TRỢ CÁC CHÀNG TRAI VƯỢT QUA NHỮNG THÁCH THỨC
Trong suốt những năm đi học, mối quan hệ giữa học sinh và giáo viên ảnh hưởng rất nhiều đến hành vi học tập của các em, có thể thay đổi góc nhìn của các em về trường học. Đây là nền tảng quan trọng cho sự phát triển toàn diện về tư duy lẫn tâm lý và cảm xúc của các em. Một nghiên cứu của nhà tâm lý học Harvard, Robert Rosenthal, vào những năm 1960 đã chứng minh sự kỳ vọng của giáo viên có thể tạo ra những thay đổi đáng kể ở học sinh. Giáo viên được cho biết rằng một số học sinh của họ là những "bloomer" (những người sẽ có những tiến bộ trí tuệ đáng chú ý trong suốt năm học), dựa trên các bài kiểm tra giả mạo mà họ không hay biết. Kết quả, những học sinh này, dù được chọn ngẫu nhiên, thực sự có tiến bộ vượt trội vì giáo viên đã truyền đạt kỳ vọng cao và tin tưởng vào khả năng của các em.
Trường học cần duy trì trật tự, và đôi khi hành vi năng động các bé trai có thể gây khó khăn. Nhưng nếu giáo viên hiểu đúng, và quản lý đúng cách sẽ giúp các chàng trai vượt qua những thách thức trong môi trường giáo dục sớm. Mỗi giáo viên cần hiểu rõ và chấp nhận hành vi năng động của các bé trai không phải lúc nào cũng là hành vi xấu hoặc hung hăng. Thay vì coi đó là phá rối, giáo viên nên nhận ra các chàng trai thường dùng hoạt động thể chất để giải tỏa cảm xúc, đặc biệt khi các em chưa thể diễn đạt bằng lời hoặc lựa chọn cách khác. Ở lứa tuổi nhỏ, có mối liên hệ trực tiếp giữa các trung tâm cảm xúc, trung tâm điều khiển chuyển động và vỏ não vận động của não; các chuyển động của trẻ là cửa sổ trực tiếp thể hiện trạng thái cảm xúc của trẻ. Cơ chế hoạt động não bộ tương tự người lớn chúng ta, khi chúng ta có thể dễ dàng diễn đạt cảm xúc bằng lời nói, khả năng kiểm soát sự bốc đồng sẽ được cải thiện. Hiểu rõ cảm xúc của mình và lý do tại sao mình cảm thấy như vậy cũng giúp kiểm soát cảm xúc tốt hơn. Ngược lại, khi không thể diễn đạt bằng lời, cảm xúc thường được thể hiện qua hành động hoặc chuyển động. Sự thiếu thoải mái trong quá trình phát triển trong việc diễn đạt bằng lời nói, kết hợp với văn hóa cấm nói về cảm xúc, đã chuyển năng lượng cảm xúc của các chàng trai thành hành động. Khi chàng trai hào hứng và vui vẻ, cậu thường ồn ào và bạo lực: la hét, nhảy, chạy, xô đẩy nhau, bỏ chạy. Nhưng khi cảm xúc đau đớn thì chạy tốt thôi là chưa đủ. Hoạt động thể chất có thể làm giảm một số căng thẳng, nhưng nó không loại bỏ được nguồn gốc của căng thẳng, và vì lý do đó, hoạt động thể chất - dù là chạy vòng hay đấm thủng tường - là không đủ. Nó giải phóng năng lượng xung quanh cảm giác chứ không phải bản thân cảm giác đó. Nó xả hơi nhưng không tắt dầu đốt dưới nồi áp suất cảm xúc này.
Khi trường học không phù hợp với một chàng trai, khi những biểu hiện năng lượng và hành động bình thường của cậu thường xuyên gặp phải những phản ứng tiêu cực từ giáo viên và bạn cùng lớp, cậu sẽ chìm đắm trong cảm giác thất bại, cảm thấy buồn bã, xấu hổ và tức giận; điều này có thể rất khó khăn để phát hiện bên dưới vẻ ngoài thô lỗ đó. Không thể “nói ra” áp lực cảm xúc, các chàng trai thường hành động bằng lời nói hoặc gây hấn, điều này làm căng thẳng hoặc cắt đứt các mối liên hệ cảm xúc với những người và hoàn cảnh mà họ cảm thấy đau đớn. Và một chàng trai cư xử càng tệ thì càng gây ra những phản ứng tiêu cực từ giáo viên và những người lớn khác. Đối với các chàng trai thể hiện sự tiêu cực như một cách để che giấu nỗi đau và tự ti về bản thân, thì các giáo viên cần hỗ trợ tinh tế và khéo léo để giúp các chàng trai dần vượt qua sự tiêu cực và phát triển thái độ tích cực hơn trong học tập và cuộc sống. John, một cậu bé lớp hai, luôn tỏ ra tiêu cực về trường học. Khi được giáo viên hỏi, cậu thường trả lời bằng giọng điệu giễu cợt và thách thức. Tuy nhiên, sau khi xem xét kỹ lưỡng, nguyên nhân sâu xa của hành vi này là do cậu có kỹ năng đọc kém và cảm thấy tự ti về bản thân. Không còn nghi ngờ gì nữa, cuộc sống ở trường của cậu đã trở thành một chuỗi những t.ổ.n t.h.ư.ơ.n.g đối với cậu, trong đó cậu phải vượt qua việc lòng tự trọng của mình khi bị tấn công hàng ngày. Khi John cảm thấy tồi tệ khi đọc sách, cậu ấy cũng cảm thấy tồi tệ về bản thân và thể hiện cảm giác tồi tệ đó qua những nhận xét chỉ trích và hành vi thách thức. Những lời tiêu cực của cậu chỉ là cách để che giấu nỗi đau và sự thất vọng. Với sự tư vấn của tác giả, giáo viên của John đã cho John biết cô ấy hiểu cảm xúc của cậu, ghi nhận những nỗ lực hàng ngày của cậu và đưa ra nhiều phản hồi tích cực cho cậu ấy thay vì chỉ trích. Điều này giúp John dần thay đổi thái độ, cậu cười nhiều hơn, những lời nói đùa tiêu cực của cậu ít dần. Và John không cần phải gặp chuyên gia tâm lý. Hành vi của cậu bé được cải thiện đáng kể và nhanh chóng. Với sự giúp đỡ của giáo viên, cậu ấy đã có thể cảm thấy mình có năng lực. Tự tin hơn về khả năng thành công của mình, cậu không còn cảm thấy bị giảm sút hay bị đe dọa bởi thành công của các bạn cùng lớp. Tương tự, Norman, một học sinh lớp hai khác, cũng luôn tỏ ra tiêu cực về mọi thứ xung quanh. Giáo viên cảm nhận Norman như một cậu bé da mỏng, tự cho mình là trung tâm, thiếu suy nghĩ, luôn mong muốn thống trị không gian của mình và mọi người trong đó. Hành vi của Norman có thể rất khó thông cảm. Tác giả đã đề nghị giáo viên, thay vì phản ứng gay gắt với cậu, hãy giúp cậu "ngoại hóa" cảm xúc tiêu cực bằng cách xem đó là một thực thể tách biệt mà cậu có thể đánh bại. Đây là một kỹ thuật trị liệu kể chuyện cổ điển mà trong đó thay vì xác định vấn đề bên trong cậu bé, bạn đặt vấn đề bên ngoài cậu bé và đứng bên cạnh cậu bé, đồng hành cùng cậu bé trong cuộc đấu tranh chống lại nó. Norman là một cậu bé muốn cảm thấy hài lòng về bản thân và cuộc sống của mình, nhưng cậu lại cảm thấy bất lực trước những cảm xúc tiêu cực của mình. Cách tiếp cận này giúp cậu thấy mình đang chiến đấu với kẻ thù. Mọi cậu bé đều thích chiến đấu với kẻ thù; mọi cậu bé đều thích cảm thấy mình có đồng minh, và giáo viên đã giúp cậu thoát khỏi vòng luẩn quẩn của sự tiêu cực. Nhưng thực tế đối với mỗi giáo viên, việc đối mặt với sự tiêu cực của chàng trai bằng sự khéo léo và phản ứng khéo léo là một thách thức đối với họ.


GIẢI PHÁP GIÚP CÁC CHÀNG TRAI VƯỢT QUA NHỮNG THÁCH THỨC TRONG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC SỚM


1. Các chàng trai sẽ phù hợp với các trường thực sự phù hợp với các em
Khi mức độ hoạt động bình thường của chàng trai và các mô hình phát triển được đưa vào thiết kế trường học, chương trình giảng dạy, lớp học và phong cách giảng dạy thì toàn bộ các “vấn đề về bé trai” sẽ biến mất khỏi tầm mắt. Khi trải nghiệm của một chàng trai về trường học lớn hơn cảm giác của cậu ấy về sự khác biệt, thì gánh nặng của sự xấu hổ, thiếu thốn và tức giận sẽ biến mất và cậu bé có thể tự do học hỏi.
Nếu chúng ta coi tất cả các trường học là phòng thí nghiệm về những hiểu biết sâu sắc về giáo dục và các chiến lược nhằm thu hút nam sinh với những thách thức và cơ hội học tập phù hợp với sự phát triển, thì đây là những gì hai tác giả nhận thấy:

  • Các chàng trai đáp ứng đầy đủ các cơ hội học tập, thể thao và ngoại khóa khi văn hóa trường học hỗ trợ sự tham gia của các em. Ví dụ, tại một trường toàn nam, nam sinh đảm nhận tất cả các vai trò - nghệ sĩ, diễn viên, vận động viên, biên tập viên, đầu bếp, hoạt náo viên và nghệ sĩ cello - bao gồm những trải nghiệm thường dành cho nữ sinh trong môi trường có cả nam và nữ.
  • Các chàng trai có thể đạt được tiêu chuẩn cao về khả năng tự chủ và kỷ luật trong một môi trường cho phép chúng tự do hoạt động thể chất một cách đáng kể. Trường có nhiều hoạt động thể chất hơn cho các bé trai với không gian rộng mở hơn, giúp các em giải phóng năng lượng thể chất và bước vào lớp học với sự ổn định và tập trung hơn.
  • Các chàng trai được hưởng lợi từ sự hiện diện của các giáo viên và các nhân vật có thẩm quyền là nam giới như những hình mẫu về học bổng học thuật, sự cam kết nghề nghiệp, khả năng lãnh đạo về mặt đạo đức cũng như thể thao và khả năng hiểu biết về cảm xúc. Sự hiện diện của nam giới có thể có tác dụng làm dịu đi cảm xúc rất nhiều đối với các chàng trai. Khi các em trai cảm thấy hoàn toàn được chấp nhận - khi các em cảm thấy rằng các kỹ năng và hành vi phát triển bình thường của mình là bình thường và những người khác nhìn nhận chúng như vậy - các em tham gia vào trải nghiệm học tập một cách có ý nghĩa hơn.

Trong môi trường mà giáo viên đề cao tình yêu thương, sự tôn trọng và quan tâm các học sinh bằng những cử chỉ nhẹ nhàng, như sử dụng những cái ôm để chào đón học sinh của mình mỗi ngày có tác dụng xoa dịu mang tính chuyển đổi đối với những chàng trai gặp rắc rối và quậy phá nhất trong lớp. Giáo viên giải thích: “Đó là việc truyền đạt những điều quan trọng đối với đứa trẻ đó.” “Trẻ em hiểu được cảm nhận của bạn về chúng với tư cách là một con người. Nếu các em cảm thấy được tôn trọng, nếu các em cảm thấy được yêu mến và quan tâm thì những chàng trai sẽ trở nên nhẹ nhàng. Những chàng trai lạnh lùng, hay giận dữ này sẽ tan chảy trong vòng tay bạn vì nhu cầu cơ bản của các em là được yêu thương, được chăm sóc, được tôn trọng. Con trai cũng có những nhu cầu nhân văn giống như con gái.”


2. Đáp ứng thách thức về năng lượng và tiềm năng của các bé trai
Lịch sử đầy rẫy những con người vĩ đại nhưng lại không phù hợp với môi trường học đường. Trong cuốn “Cuộc đời và cái chết của Mahatma Gandhi”, tác giả Robert Payne đã viết rằng Gandhi “thường náo nhiệt” khi còn là một cậu học sinh và sau này cậu mô tả trường học là “những năm khốn khổ nhất trong cuộc đời mình” và nhớ lại rằng cậu “chưa bao giờ hơn một học sinh tầm thường”[;] … cậu ấy không có năng khiếu học bài và hiếm khi đánh giá cao giáo viên của mình[;] … cậu ấy không có năng khiếu học tập và có thể đã học tốt hơn nếu cậu chưa bao giờ đến trường.”
Làm thế nào chúng ta có thể “đòi hỏi nhiều hơn” và “yêu cầu ít hơn” ở các bé trai trong trường theo cách tôn trọng con người của các em và tiềm năng của mỗi em, để lớn lên các em trở thành một người đàn ông tử tế, chu đáo và thành công theo cách riêng của mình? Đây là câu đố mà các trường học phải đối mặt, là nút thắt mà các trường học phải tháo gỡ hàng ngày. Không thể tháo gỡ bằng một lập luận đạo đức đơn giản là kết luận con trai “tệ hơn” con gái, cũng không thể cho rằng con trai hoang dã và phải bắt buộc phải văn minh. Trong môi trường lớp học, có thể khó chấp nhận kiểu cho phép đối với “sự thách thức lý trí”, nhưng năng lượng táo bạo mà các chàng trai thể hiện là một sự khẳng định chính mình với cuộc sống. Sẽ là một thế giới thu nhỏ nếu mọi người trượt theo cách giống hệt nhau quanh vòng tròn hoặc nếu sai lệch duy nhất được phép là trượt những khúc cua duyên dáng, khéo léo ở giữa sân băng. Trên sân băng, trong trường học và trong cuộc sống của chúng ta, cần có những khoảnh khắc hỗn loạn, một tinh thần chạy nước rút, không chỉ đối với các cậu bé mà còn đối với tất cả chúng ta.
Vì thế, các trường học, giáo viên và phụ huynh nên đáp ứng thách thức về năng lượng và tiềm năng của bé trai bằng cách nhận biết và chấp nhận mức năng động cao của các chàng trai và cho các em nơi an toàn để các em có thể tiêu bớt năng lượng. Các chàng trai luôn nhiều năng lượng và các em cần học được cách quản lý thể chất của mình để không gây tổn hại, nhưng các em cũng không cần phải xấu hổ vì niềm phấn khích của bản thân mình.


KẾT LUẬN
Những quan điểm sai lệch mà xã hội áp đặt lên các chàng trai, những kiểu nguyên mẫu về các chàng trai phá hoại, nhãn dán sai về ADD hay ADHD là tấm rào chắn ngăn các giáo viên, phụ huynh và những người làm công tác giáo dục gặp khó khăn trong việc hiểu đúng về thế giới nội tâm của các chàng trai. Họ có những cách giao tiếp và quản lý chưa đúng đắn dành cho các chàng trai bị hiểu lầm là phá phách, nghịch ngợm và tiêu cực. Điều này tạo nên những trải nghiệm không mấy tích cực khi ở trường học của các chàng trai, đồng thời vô tình gây ra những t.ổ.n t.h.ư.ơ.n.g tâm lý ảnh hưởng rất nhiều đến hành trình phát triển và cuộc sống sau này của các chàng trai. Nhưng nếu các giáo viên, trường học nhìn nhận đúng về hành vi năng động và tiềm năng của các em, chấp nhận và tôn trọng các em, tạo điều kiện cho các em thích nghi với môi trường giáo dục sớm, giúp các em hiểu và giải phóng cảm xúc của mình một cách lành mạnh thì các chàng trai sẽ trở nên tự tin hơn, khỏe mạnh hơn về thể chất lẫn cảm xúc - tinh thần.


#Teasing chương 3 - kỳ 1: Ở bài chia sẻ tiếp theo chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về sự tác động của kỷ luật hà khắc đã ảnh hưởng lên đời sống cảm xúc của những chàng trai như thế nào và thông qua đó, liệu chúng ta có thể có thể tìm ra được một sự kỷ luật đúng đắn hơn hay không trong việc giáo dục không nhé!

📍 Nguồn: Raising Cain: Protecting the Emotional Life of Boys - Dan Kindlon & Michael Thompson.
📍 Bản quyền dự án: Toàn bộ bản dịch, nội dung biên soạn và hình ảnh thiết kế của dự án thuộc về trí tuệ sáng tạo của The Domdom Healing Garden, mọi sao chép/trích dẫn vui lòng ghi rõ nguồn, nếu không Domdom xin phép liên lạc đề nghị gỡ bỏ.


Thương mến,
The DomDom Healing Garden

Sidebar: Work-in-progress

The Domdom Healing Garden

Khu vườn chữa lành Đom Đóm - không gian trị liệu và chăm sóc thế giới tinh thần cùng bạn!

Địa chỉ:27, đường số 3, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức
Điện thoại:0932360164
Email:thedomdomhealinggarden@gmail.com

Follow Vườn

Bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ Đom Đóm?

Hãy để lại địa chỉ email để Đom Đóm thông báo cho bạn về các hoạt động và bài viết bổ ích nhé!