#Chương 10 (Kỳ 1): Tâm lý các chàng trai trong mối quan hệ yêu đương với phái nữ

Ở chương 9, chúng ta đã hiểu ra đằng sau hành vi sử dụng rượu bia và chất kích thích của các chàng trai là sự chạy trốn cảm xúc và để lấp đầy khoảng trống trong tâm hồn, nhìn ra được hệ quả của việc này và tầm quan trọng của việc giáo dục cảm xúc để hỗ trợ các chàng trai chăm sóc đời sống tinh thần của mình. Đến với chương 10 - kỳ 1, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tâm lý của các chàng trai qua mối quan hệ tình yêu với các bạn nữ: Các chàng trai thật sự mong muốn gì? Những trở ngại và hệ quả của những mong muốn đó? Đâu là nguyên nhân dẫn đến những xung đột nội tâm phức tạp của chàng trai khi yêu đương?
‼️MỞ ĐẦU
Mỗi chàng trai đều mang trong mình tiềm năng trở thành người lãng mạn và chu đáo. Tuy nhiên, hành trình để chuyển hóa từ sự tò mò và hồi hộp ban đầu đến những mối quan hệ tình cảm phức tạp là một thách thức không nhỏ. T í nh d ụ c của các em được định hướng bởi yếu tố sinh học, nhưng không vì thế mà loại trừ sự cần thiết của sự thân mật và tình yêu chân thành. Trong quá trình trưởng thành, nhiều chàng trai phải vật lộn với những xung đột giữa khát khao tình cảm và sự thỏa mãn thể xác đơn thuần. Câu chuyện về tí n h dục và tình cảm của các em thể hiện qua những biến chuyển tâm hồn phức tạp, ẩn chứa sự hiểu lầm, những hy vọng không thực tế và nhiều lần làm tổn thương chính mình và người khác.
Khi các chàng trai bước vào độ tuổi dậy thì, bản năng tì n h d ụ c của các em trở nên rõ ràng ở một vài khía cạnh - râu mọc, vai rộng, giọng nói sâu hơn - nhưng gần như hoàn toàn bị ẩn trong những kỳ vọng, hy vọng, nỗi sợ hãi và xung đột cảm xúc mạnh mẽ đối với mỗi cậu bé. Và các em cũng khát khao được yêu và được chấp nhận. Tuy nhiên, sự thiếu giáo dục cảm xúc từ gia đình và áp lực từ xã hội khiến họ không chuẩn bị tốt cho những mối quan hệ này. Những hành vi bốc đồng và bạo lực có thể phản ánh sự bất đồng nội tâm, đặc biệt khi các em không biết cách đều tiết và biểu lộ cảm xúc một cách lành mạnh.
Mặc dù hai tác giả chưa có nhiều kinh nghiệm với các vấn đề về đ ồ ng t í nh và chỉ đang giới hạn chủ đề tình yêu trong mối quan hệ khác giới nhưng hai nhà trị liệu nhận ra rằng nhiều vấn đề tâm lý này tất cả các chàng trai đều gặp phải và tất cả các chàng trai có thể có một mối quan hệ tình cảm viên mãn. Những câu chuyện tình yêu của các chàng trai như một truyền thống cảm xúc, vẫn giống như bốn trăm năm trước - hầu hết những trải nghiệm đầu tiên về mối quan hệ tình yêu của họ đều tràn đầy những bi kịch cảm xúc. Với vai trò là nhà trị liệu, hai tác giả nhìn thấy sự đau khổ của các chàng trai, những khó khăn của họ, sự thiếu hiểu biết và vô số các kỳ vọng không thực tế và hai tác giả nhận thấy các chàng trai cần niềm tin và sự quan tâm yêu thương để cân bằng cuộc sống của mình đến nhường nào.
‼️CÁC CHÀNG TRAI MONG MUỐN GÌ KHI BẮT ĐẦU RUNG CẢM VỚI CÁC BẠN NỮ
Khi chúng ta nhìn vào những hy vọng và nỗi sợ hãi của một chàng trai ở tuổi dậy thì, chúng ta sẽ hiểu được cuộc chiến mà bất cứ em nam nào cũng phải đối mặt trong việc thích ứng với những thay đổi sinh lý và ham muốn tuổi thiếu niên. Cậu ấy đối diện với những yêu cầu nội tâm phức tạp: cậu ấy muốn yêu, muốn thỏa mãn t ì nh d ụ c, muốn trở nên nam tính - và sau tất cả những điều đó, cậu ấy không muốn bị từ chối hoặc tổn thương. Đây là một thách thức tâm hồn đầy gian nan vì mỗi yêu cầu nội tâm này đều liên quan đến những trở ngại và hệ quả đi kèm đầy khó khăn.
1️⃣ Cậu bé muốn yêu và được yêu:
Các cậu bé khao khát sự kết nối cảm xúc, nhưng họ ít được phép làm điều đó. Với bạn bè nam, các em đã dành phần lớn thời gian cùng nhau trước khi vào trung học để chơi các trò chơi mãnh mẽ, chọc ghẹo nhau hoặc giả vờ làm "anh lớn" trong trí tưởng tượng hoặc thực tế. Khi nam giới trưởng thành, nhiều người tìm thấy một loại lòng trắc ẩn nhân tạo trong những lúc bia rượu cùng nhau.
✍️ TRỞ NGẠI: Các cậu bé muốn kết nối với các em gái, nhưng hầu hết họ không có nền tảng gì về giao tiếp cảm xúc đến mức họ thậm chí không thể tưởng tượng được tình cảm thân mật là gì. Họ chưa được học cách "đọc" người khác, cách nắm bắt dấu hiệu cảm xúc thông qua cuộc trò chuyện, ẩn sau biểu hiện khuôn mặt hoặc các ngôn ngữ cơ thể khác. Khá khó để đồng cảm khi bạn không hiểu cảm xúc của người khác và do các cậu bé chưa được khuyến khích phát triển sự thông cảm, các em hiểu sai các dấu hiệu xã hội và t ì nh d ụ c từ các bạn nữ: các em không thể tìm hiểu suy nghĩ hay mong muốn của một người khác giới.
✍️ HỆ QUẢ: Họ dễ dàng lạc lối trong sự phức tạp cảm xúc của một mối quan hệ thân mật và chọn t ì nh d ụ c hơn là sự kết nối cảm xúc hoặc đơn giản từ bỏ, nói theo một cách nào đó, "Ôi, quá phức tạp. Đi chơi bóng rổ thôi.”
2️⃣ Cậu bé muốn thỏa mãn bản năng t ì nh d ụ c:
Các cậu bé có những xúc cảm t ì n h d ụ c mạnh mẽ, và những bài học t ì n h d ụ c đầu tiên của họ là những bài học riêng tư. T í n h d ụ c của một cậu bé - sự phát triển thể chất và cảm giác kèm theo - là một đặc trưng nổi bật của cuộc sống bắt đầu trước tuổi dậy thì.
✍️ TRỞ NGẠI: Tuổi dậy thì thường là thời gian mà các em thường hay nghĩ về t ì n h d ụ c dù có sự khác biệt giữa các cậu bé về "ham muốn t ì nh d ụ c" của mỗi người. Nếu có bất kỳ sự khác biệt nào giữa t ì n h d ụ c nam và nữ, có thể là các cậu bé dễ bị kích thích hơn các cô bé. Điều này có thể do phần nào đó vì thế giới xung quanh của các cậu bé tràn lan những hình ảnh gợi cảm, văn hóa phẩm mang nội dung kích thích ham muốn bản năng của nam giới, hoặc đơn giản là những cô gái họ nhìn thấy hàng ngày trong lớp học đang ăn mừng sự phát triển của mình bằng phong cách ăn mặc điệu đà, ngắn và ôm sát.
✍️ HỆ QUẢ: Để đối phó với sự kích thích này, hầu hết các cậu bé th* d*m. Bởi vì th* d*m là một phần tự nhiên của trải nghiệm tuổi dậy thì của một cậu bé, cậu có thể kiểm soát tình hình và tự thỏa mãn nhu cầu bản năng của mình trước khi có đối tác thật sự. Nhưng khi bắt đầu tìm hiểu bạn nữ và bước vào mối quan hệ yêu đương thì nhiều điều đơn giản trở nên phức tạp hơn vô số lần, về cả mặt thể chất lẫn tình cảm. Càng phức tạp thì khả năng thất bại hoặc hụt hẫng càng cao và nếu một cậu bé chưa học cách kiểm soát những cảm xúc đó bằng bất kỳ cách nào khác, em có thể phản ứng bằng thái độ thù địch hoặc tức giận lên bạn nữ.
3️⃣ Cậu bé muốn có được sự nam tính
✍️ TRỞ NGẠI: Trong suốt hành trình lớn lên, một cậu bé muốn đạt được sự tài năng, độc lập nam tính mà bạn bè và văn hóa đại chúng đang lan truyền. Nhưng một phần của hình ảnh này lại trực tiếp xung đột với những đặc điểm mà cậu cần phải có để có một mối quan hệ đáng tin cậy. Điểm cốt lõi, đó là mong muốn được đủ năng lực, mạnh mẽ và độc lập khiến cậu bé e ngại sự phụ thuộc và tin tưởng lẫn chung, những yếu tố cốt lõi của bất kỳ mối quan hệ thân mật nào. Từ khi còn trẻ và khi cậu bé tiến qua thời kỳ thanh niên, văn hóa khắc nghiệt của cánh đàn ông buộc em phải kiên cường, không để lộ sự yếu đuối. Sự phụ thuộc vào phái nữ được gọi là "kèo dưới", và điều này bị chế giễu bởi những người đàn ông khác. Các nhóm bạn sẽ gây áp lực này để tránh mất một thành viên - một người bạn nhậu quý giá hoặc người bạn chơi bóng rổ. Các nhóm bạn nam cũng sẽ mỉa mai các em gái để trở nên mạnh mẽ hơn hoặc để bảo vệ danh dự của họ bằng cách giả vờ là "Cần gì tụi nó?". Lý do khiến các em nam sợ phụ thuộc vào các em nữ là vì bị từ chối và sự nhục nhã đi kèm. Mong muốn trở nên mạnh mẽ của một cậu bé không chỉ về cơ bắp mà thật ra quan trọng hơn hết là sự mạnh mẽ về cảm xúc và sự thật là nếu ta phụ thuộc vào một người vì nụ cười của họ, vì tình yêu, vì t ì n h d ụ c, vì sự tự trọng thì ta có thể cũng hoàn toàn bị họ phá hủy.
Cách mà cậu bé giải quyết ba thử thách này trong cuộc sống tình cảm của mình - sự thân mật, ham muốn và quyền lực, sẽ quyết định chất lượng của các mối quan hệ tình cảm thân mật của cậu. Mỗi cậu bé tiến đến sự trưởng thành với lịch sử kinh nghiệm tình cảm và những bài học về trái tim riêng của mình. Có nhiều cậu bé đã sẵn sàng cho mối quan hệ thân mật vì đã trải qua sự gắn kết tình cảm thông qua mối quan hệ yêu thương với bố mẹ, và có thể các em đã thấy một cuộc hôn nhân tốt đẹp của bố mẹ. Các em coi đó là điều có thể thực hiện, đáng tin cậy - một điều các em có thể lặp lại cho chính mình. Thật không may, trường hợp này chỉ là thiểu số. Đa số cậu bé không được chuẩn bị để xử lý những khó khăn của một mối quan hệ yêu thương vì các em thiếu kiến thức cơ bản về đọc hiểu cảm xúc: đồng cảm, lương tâm, từ vựng để thể hiện cảm xúc ý nghĩa và quan điểm về sự phụ thuộc cảm xúc.
✍️ HỆ QUẢ: Trong cuộc trò chuyện với các cậu bé, hai nhà trị liệu nhận thấy nhiều em kinh ngạc trước các cô gái; tò mò về t ì n h d ụ c và bối rối; sợ hãi vì sự non nớt và thường không chắc chắn về bản thân. Hành trình của các em đi theo một quỹ đạo phát triển từ nhận thức về t ì n h d ụ c đến mối quan hệ, từ tự thân đến đối tác và những giằng xé nội tâm mà nó mang lại. Một số cậu bé trở nên lạc lối và trở thành những tay chơi, những đối tác thiếu nhiệt thành, không yêu cầu gì và vẫn cho đi tương tự. Những người khác lại chuyển sang lợi dụng t ì nh d ụ c của các em gái và trở nên vô tâm. Và vẫn còn rất nhiều cậu bé - thực sự là rất nhiều - lớn lên với hy vọng tìm thấy tình yêu và sự an toàn nhưng đáng tiếc lại bị hạn chế bởi khả năng thấu hiểu cảm xúc của chính mình.
TÓM LẠI: Dù là người yêu và đối tác tử tế, tận tụy hay những kẻ vô tâm và lợi dụng, tất cả đều phụ thuộc vào cậu bé, những kinh nghiệm ban đầu của em, môi trường xã hội của em, kiểu "kịch bản" mà bạn bè đã truyền bá cho em và văn hóa của nữ giới xung quanh em. Từ những trải nghiệm giới tính sớm nhất của mình và cảm giác ham muốn tò mò tuổi mới lớn, một cậu bé phát triển những quan niệm riêng của mình về mối quan hệ tình yêu và t ì n h d ụ c.
‼️ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SỰ PHỨC TẠP TRONG NỘI TÂM CỦA CÁC CHÀNG TRAI KHI TRẢI NGHIỆM TÌNH YÊU VỚI CÁC BẠN NỮ
Jonathon, một sinh viên đại học, mô tả hành trình trưởng thành đầy phức tạp của em trong việc khám phá t í n h d ụ c và các mối quan hệ tình cảm. Ban đầu, Jonathon bị ảnh hưởng bởi áp lực xã hội và kỳ vọng của bạn bè về việc “chứng tỏ bản thân” qua các trải nghiệm t ì n h d ụ c. Ở cấp 2 và cấp 3, em cảm thấy lúng túng trước sự phát triển của bản thân, bị áp lực từ những câu chuyện t ì nh d ụ c xung quanh, nhưng bản thân chưa tham gia vào. Khi lên đại học, Jonathon bắt đầu bước vào thế giới giao lưu và quan hệ, nơi các chàng trai được khuyến khích thể hiện nam tính qua những trải nghiệm t ì nh d ụ c ngắn hạn hơn là xây dựng mối quan hệ bền vững và nhiều sự phức tạp trong nội tâm trong những trải nghiệm tình cảm này. Dù vậy, em vẫn khao khát lần đầu ý nghĩa, điều mà em tìm thấy trong một mối quan hệ với Shannon. Trong một phút thành thật trải lòng, Jonathon đã kể lại một mối mối tình đơn phương kéo dài nhiều năm, một trải nghiệm thăng hoa đầu tiên với một cô gái mà em "thích" nhưng không yêu và một loạt các trải nghiệm "kết nối" ngắn hạn.
Từ câu chuyện của Jonathan, chúng ta có thể rút ra được những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự phức tạp trong nội tâm của các chàng trai khi trải nghiệm tình yêu với các bạn nữ. Cụ thể:
(1) Xung đột giữa mong muốn t ì n h d ụ c và nhu cầu cảm xúc:
Các chàng trai thường phải đấu tranh giữa việc khám phá bản năng t ì n h d ụ c và nhu cầu về sự kết nối tình cảm sâu sắc. Sự mâu thuẫn này có thể khiến họ cảm thấy bối rối và khó khăn trong việc điều hướng các mối quan hệ.
(2) Áp lực từ xã hội và bạn bè:
Văn hóa nam tính, đặc biệt là sự kỳ vọng phải “chứng tỏ” qua số lượng quan hệ, khiến các chàng trai xa rời những giá trị cảm xúc thật sự. Điều này tạo nên một áp lực vô hình, làm cản trở họ trong việc xây dựng mối quan hệ chân thành với các bạn nữ.
(3) Tổn thương vì thiếu chuẩn bị về cảm xúc:
Khi thiếu kỹ năng giao tiếp và hiểu biết về cảm xúc của chính mình và người khác giới, các chàng trai trở nên thiếu thấu cảm và dễ gây ra tổn thương cho cả chính mình và đối phương. Điều này làm tăng sự hoài nghi hoặc cảm giác thất vọng về tình yêu. Nhiều chàng trai trải qua những mối quan hệ không như ý để nhận ra tầm quan trọng của tình yêu chân thành và kết nối cảm xúc giúp họ trưởng thành hơn. Tuy nhiên, quá trình này có thể để lại những vết thương lòng, làm phức tạp thêm nội tâm của họ khi tiếp tục trải nghiệm tình yêu.
Những yếu tố trên không chỉ ảnh hưởng đến cách các chàng trai cảm nhận và thể hiện tình yêu mà còn tạo ra nhiều thách thức khiến đời sống nội tâm của các chàng trai trở nên kém lành mạnh mãi cho đến khi trưởng thành nếu không được hỗ trợ. Câu chuyện của Jonathon là bức tranh phản ánh sự phức tạp trong hành trình khám phá bản thân của nam giới trẻ từ khi dậy thì, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục cảm xúc và môi trường hỗ trợ tích cực để giúp họ vượt qua những thách thức và xây dựng các mối quan hệ lành mạnh mà họ đang có trong đời.
‼️ HÀNH TRÌNH YÊU THƯƠNG CỦA CHÀNG TRAI TỪ CHÂN THÀNH ĐẾN VÔ CẢM
1️⃣ Từ tình yêu thuần khiết với Mẹ thời thơ ấu:
Mỗi đứa trẻ, bao gồm cả các cậu bé, đều ra đời với mong muốn yêu thương và được yêu thương bởi cha mẹ mình. Các nghiên cứu trong bốn mươi năm qua về gắn kết cảm xúc cho thấy nếu thiếu tình thương, trẻ em sẽ chết hoặc chịu tổn thương tinh thần nghiêm trọng. Ngoài việc dựa vào nghiên cứu, ai cũng nhận ra con người đều khao khát được yêu thương. Bé trai cũng dễ thương, thu hút và cũng muốn làm hài lòng người lớn như bé gái. Mong muốn yêu thương và được yêu thương của các em không kém phần sâu sắc so với bé gái. Những cậu bé trai tập luyện yêu thương với mẹ của mình. Các bé ôm mẹ, hôn mẹ, mang đến niềm vui và khoe những thứ mình đã tìm thấy. Một giáo viên làm việc với trẻ em tiểu học tự xuất bản quyển sách sách của mình cho biết gần như tất cả trẻ em, bao gồm cả cậu bé, đều ghi tên mẹ mình ở trang đầu tiên cùng với một lời tuyên bố đơn giản nhưng chân thành về tình yêu của mình. Các cậu bé được tự do thể hiện tình yêu một cách toàn diện hơn trong thời thơ ấu vì họ chưa phải sợ thể hiện cảm giác phụ thuộc. Mối quan hệ giữa mẹ và con ở giai đoạn sơ sinh chính là tiền đề cho tình cảm của người trưởng thành. Điều này bao gồm việc nhìn vào mắt nhau, vuốt ve và tất cả những cử chỉ âu yếm yêu thương thuần khiết mà không phải là sự thỏa mãn t ì nh d ụ c. Ở độ tuổi sơ sinh và trẻ nhỏ, cậu bé hoàn toàn phụ thuộc vào mẹ và các em thật sự yêu thương và trân trọng người phụ nữ đó, người đã yêu thương các em và trở thành một hình mẫu cho tất cả các mối quan hệ tình yêu của các em sau này.
2️⃣ Đến bắt đầu có những rung cảm đầu đời với các bạn nữ ở tuổi dậy thì và sự tò mò về t ì n h d ụ c:
Nhiều cậu bé mà hai nhà trị liệu trò chuyện cho biết họ muốn có tình yêu trong cuộc sống của mình: Họ không tìm kiếm những cô bạn gái để ra oai với người khác; họ háo hức làm hài lòng và phấn khích với ý nghĩ rằng họ có thể gây ấn tượng với một cô gái và trở nên đặc biệt với cô ấy theo một cách lãng mạn; các em muốn yêu. Nhiều cậu cũng muốn sự an toàn và cam kết từ một mối quan hệ đích thực. Nhưng các chàng trai cũng bị kích thích t ì nh d ụ c - rất nhiều. Gần như tất cả các chàng trai đều học cách làm dịu những cảm giác này khi ở một mình. Có một chút nhẹ nhõm trong việc này và cũng có chút xấu hổ. Khi bắt đầu tự sướng, một cậu bé cũng đồng thời xây dựng một thư viện ký ức t ì nh d ụ c trong đầu rất lâu trước khi quan hệ với bất kỳ đối tác nào trong thời kỳ thanh thiếu niên. Khao khát kiểm soát chuyện giường chiếu và chứng tỏ sức mạnh nam tính là thứ thúc đẩy đàn ông trả tiền cho việc quan hệ t ì nh d ụ c không lành mạnh. Sự thay đổi của cơ quan s i nh d ụ c khi bắt đầu dậy thì và trải nghiệm của một cậu bé về c ư ơ ng c ứ ng khiến các em vừa bối rối vừa tò mò. Thậm chí, nhiều cậu bé nghĩ về cơ quan s i nh d ụ c của mình như một loại ý thức - một chiếc dương vật với tâm trí riêng, rằng nó tự đòi để đáp ứng nhu cầu cho nó.
T í nh d ụ c nam lành mạnh được hình thành bởi những quy tắc văn hóa, nhưng nó phát triển từ sự tò mò tự nhiên, năng lượng sinh học và sự nhiệt huyết bản năng của các em nam. Các cô bé và cậu bé khỏe mạnh đều đến thế giới này với cùng sự quan tâm và tò mò về t ì nh d ụ c. Trừ khi một cô gái bị cấm cản, em cũng quan tâm và tò mò về t ì n h d ụ c như một cậu bé. Hầu hết các em gái đều điều chỉnh theo những tín hiệu xã hội ngụ ý rằng một số hành vi đã vượt giới hạn. Tuy nhiên, văn hóa xã hội thời hiện đại và xu hướng truyền thông đầy những nội dung và hình ảnh nhạy cảm, các em lại được tiếp cận mạng xã hội và công nghệ sớm hơn trước. Chính những điều này càng kích thích sự tò mò và muốn thử nghiệm t ì nh d ụ c ở cả các cô bé lẫn cậu bé. Trên sân chơi cảm xúc, sự khác biệt giữa giáo dục cảm xúc của các em nữ và các em nam bắt đầu hiện ra theo các cách mới. Trong mắt của một cậu bé trung học vừa mới bắt đầu dậy thì, các cô bạn nữ nhìn chung dường như có vẻ trưởng thành hơn, mạnh mẽ hơn và tự tin hơn so với các bạn nam. Sự ấn tượng này phần lớn này đến từ bản năng t ì nh d ụ c đang bung nở của các em nữ. Các cô bé bắt đầu dậy thì vào khoảng một hoặc hai năm trước các cậu bé, ở độ tuổi từ mười đến mười một. Họ có những đặc điểm cơ thể tuổi dậy thì phát triển sớm hơn so với các cậu bé. Các cậu bé bắt đầu cho thấy các dấu hiệu dậy thì vào khoảng mười hai đến mười ba tuổi. Bạn chỉ cần nhìn vào một lớp học cấp hai - những em nữ cao lớn với cơ thể nở nang và những cậu bé nhỏ hơn với giọng nói cao - để nhìn thấy khoảng cách phát triển. Một cậu bé lớp bảy, mười ba tuổi, thể hiện sự thất vọng về cách "các bạn nữ thay đổi" từ những người bạn dễ gần hồi năm học trước trở thành những sinh vật "kiêu căng, xấu tính” khi lên lớp bảy. Các cậu bé có thể khác nhau về thời điểm bắt đầu quan tâm đến các cô bé, nhưng đến lớp bảy hoặc lớp tám, hầu hết tất cả các em đều như vậy và bất kỳ cậu bé nào chẳng mảy may tỏ ra quan tâm sẽ có nguy cơ bị gán mác là "thua cuộc" hoặc "đồ đồng tính". Bởi vì do thay đổi sớm hơn và nhiều hơn về xúc cảm giới tính ở tuổi dậy thì, các em nữ được phép thể hiện sự quyết đoán về d ụ c t í nh nhiều hơn. Đây là điều mà các cậu bé cảm thấy khó khăn. Một cuộc tranh chấp quyền lực ngấm ngầm diễn ra ở giai đoạn đầu này: mong muốn của các cậu bé muốn thống trị để thể hiện sự kiểm soát, nhưng quan trọng hơn là để tránh rủi ro bị các cô bé từ chối và cảm giác nhục nhã sau đó.
3️⃣ Thách thức từ văn hóa khắc nghiệt về bản lĩnh nam giới dẫn đến những sai lầm và tổn thương trong tình yêu:
Hành vi t í n h d ụ c của các cậu bé tuổi dậy thì bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi định kiến xã hội và áp lực từ nhóm bạn. Tuỳ theo khu vực sinh sống, môi trường học đường, hoặc bối cảnh dân tộc, tôn giáo, mỗi cậu bé sẽ được định hướng bởi "kịch bản t í nh d ụ c" đã có sẵn, dù đôi khi nó không phù hợp với hoàn cảnh thực tế. Những hành vi t í nh d ụ c của nam giới thường gắn với khao khát quyền lực. Trong đó, người đàn ông thường được tưởng tượng là người điều khiển và chi phối phái nữ. Những tư duy này phát sinh từ lo lắng và nỗi sợ bị từ chối, tương tự như những hành vi hung hăng khác của nam giới. Nhóm bạn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì những hình ảnh “nam tính” này, góp phần vào sự kiêu hãnh t í nh d ụ c mà nhiều cậu bé dùng để chứng tỏ bản lĩnh trước bạn bè.
Trong văn hóa tàn nhẫn của các nam giới từ độ tuổi dậy thì, các cậu bé cảm thấy rằng họ phải nói về quyền lực; họ phải nói về việc không tôn trọng phụ nữ - họ phải làm như vậy để thể hiện sức mạnh của mình. Nhưng điều này dường như không liên quan đến việc thực sự hiểu hoặc biết về phụ nữ. Tại sao các cậu bé lại làm như vậy? Câu trả lời có thể được tìm thấy trong những bài học đầu đời các cậu bé nhận được khi nhìn những cô bé như người ngoại lai, trong sự lo lắng tổng hòa về cuộc sống của các cậu bé và trong văn hóa tàn bạo. Chính văn hóa khắc nghiệt này ép buộc các em hạ thấp các phẩm chất nữ tính để tôn lên hình ảnh nam tính của chính mình. Sự lo lắng khi thực hiện việc gì đó làm ám ảnh các cậu bé, nhưng có lẽ đặc biệt nhất có lẽ là lo lắng về chuyện giường chiếu. Và em nghĩ rằng mình phải thực hiện việc đó và thực hiện nó cho thật tốt. Một cậu bé không thể thú nhận với các bạn khác rằng em ấy lo lắng, đau đớn hoặc buồn tủi vì đã không thực hiện điều đó tốt. Bản lĩnh giường chiếu vô cùng quan trọng đối với các cậu bé; nhưng nghịch lý, trong cái chuyện mà gần như không thể tránh khỏi thất bại như t ì n h dục và tình cảm lại là chuyện các cậu bé không muốn thừa nhận thất bại của mình nhất. Không chỉ các cậu bé gánh trên vai hàng đống lo âu về chuyện năng lực giường chiếu, mà khi họ trải nghiệm thất bại trong t ì nh d ụ c hoặc tình yêu, họ phải nói dối về điều đó - hoặc ít nhất là giữ im lặng để tránh sự nhục nhã tồi tệ nhất.
Để thân mật với một cô gái đòi hỏi sự nhạy cảm, tôn trọng và nhẹ nhàng. Khi các cậu bé bắt đầu phát triển d ụ c t í nh và bắt đầu quan tâm đến các bạn nữ, họ đối mặt với cái văn hóa khắc nghiệt kia, tất cả đều xoay quanh quyền lực, sự thống trị và phủ nhận tính nhạy cảm. Một cậu bé được dạy cách nhìn những cảm xúc mềm mỏng là "nữ tính" và họ từ bỏ chúng cũng vì như vậy. Bằng cách xem những đặc tính yếu đuối như là "nữ tính một cách không mong muốn”, cánh đàn ông xem các cô gái và phụ nữ như "người khác" và xác định mục tiêu cuối cùng của mối quan hệ t ì nh d ụ c là thống trị. Đó là "bài học về quyền lực" của văn hóa khắc nghiệt. Dưới ảnh hưởng của nó, một cậu bé hạ thấp các cô gái và phụ nữ để kiểm soát sự lo lắng về chính mình. Trong một mối quan hệ giữa một cậu bé với một bạn nữ, bị từ chối là phủ nhận sự nam tính; do đó, các em nữ trở thành kẻ thù vì đã gây tổn thương và mang tới cảm xúc đáng xấu hổ nhất cho cậu bé.
Văn hóa khắc nghiệt dạy các cậu bé rằng, trong thế giới đàn ông, những đặc tính nữ tính là đáng ghét; đến mức mà một cậu bé tin vào đó, và ghét những đặc tính như âu yếm và yếu đuối trong chính mình, em dần căm ghét một phần của bản thân và cũng ghét các bạn nữ xung quanh. Đối với cậu bé đó và nhóm bạn có tư tưởng giống em, các cô gái đại diện cho tầng lớp thấp nhất trong trật tự xã hội, là con mồi dễ dàng để sử dụng hoặc lạm dụng. Sau tất cả những uy mãnh đó là sự lo âu đầy mình với các cô gái và phụ nữ. Đôi khi sự nam tính thái quá này được chấp nhận: nhiều em nam có thể giận dữ và gây ấn tượng với một bạn nữ bằng cách làm một gã “tồi”. Bên cạnh mong muốn của mình, trong cậu bé chứa đựng nỗi sợ hãi về các cô gái vì họ có quyền lực lớn để từ chối em. Lo lắng hạn chế khả năng nhận biết các tín hiệu bên ngoài của cậu bé. Và lo lắng về các cô gái và năng lực giường chiếu của mình làm méo mó hình dung của em về họ và khiến em không nhìn ra được những tín hiệu dẫn đường giúp em đến với một mối quan hệ ý nghĩa hơn. Nếu các cậu bé không được dạy cách đồng cảm với chính mình và bạn khác giới thì phản ứng của các em trước sự từ chối hoặc sự thất vọng trong tình yêu dễ dàng biến thành sự coi thường cô gái và phụ nữ.
#Teasing chương 10 - kỳ 2: Ở bài tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cụ thể hơn về tâm lý của các chàng trai khi bị tổn thương trong tình yêu với những kiểu phản ứng khác nhau như thế nào và những gợi ý để hỗ trợ các chàng trai có thể có được tình yêu chân thành và lành mạnh.
📍 Nguồn: Raising Cain: Protecting the Emotional Life of Boys - Dan Kindlon & Michael Thompson.
📍 Bản quyền dự án: Toàn bộ bản dịch, nội dung biên soạn và hình ảnh thiết kế của dự án thuộc về trí tuệ sáng tạo của The Domdom Healing Garden, mọi sao chép/trích dẫn vui lòng ghi rõ nguồn, nếu không Domdom xin phép liên lạc đề nghị gỡ bỏ.
Thương mến,
The DomDom Healing Garden.
