Mối quan hệ của mẹ và con gái

Đồng hành cùng MEET UP | GẶP GỠ NHÀ TRỊ LIỆU

CÂU HỎI CỦA BẠN NỮ: EM LUÔN CÓ RÀO CẢN KHI MUỐN HÀNH ĐỘNG ƯỚC MƠ CỦA MÌNH. MỖI LẦN EM MUỐN LÀM GÌ ĐÓ THÌ MẸ EM SẼ LÀ NGƯỜI NGĂN CẢN. CÓ PHƯƠNG PHÁP NÀO ĐỂ TRỊ LIỆU MỐI QUAN HỆ GIỮA MÌNH VỚI MẸ KHÔNG?

Nhà trị liệu Phạm Phương Thanh trả lời:

Mối quan hệ giữa mẹ và con là một trong những mối quan hệ gốc rễ của đời người mà chúng ta cần nhìn nhận và làm việc trên đó bên cạnh mối quan hệ của ta với cha ta và mối quan hệ của ta với nơi ta sinh ra và lớn lên.

Mối quan hệ (MQH) giữa người cha hoặc mẹ với con cái cùng giới với mình có xu hướng dễ nhạy cảm hơn và gặp nhiều thử thách hơn vì người con cùng giới chính là tấm gương phản chiếu những khát khao nội tâm bên trong của người cha hoặc mẹ. Cụ thể ở câu hỏi này, em là con gái của Mẹ nên em chính là hình ảnh phản chiếu nội tâm của mẹ mình, là những ước mơ dang dở mà đời bà không thực hiện được, cũng như mọi khát khao sâu thẳm mà mẹ kìm nén. Những gì mà chế độ phụ hệ trong rất nhiều năm chúng ta bị ảnh hưởng, người phụ nữ không có vai trò và tiếng nói trong xã hội. Rất nhiều ước mơ và khát khao, rất nhiều cảm xúc bị dồn nén từ đó mà hình thành nên. Một cách vô thức khi họ sinh con, họ sẽ trao truyền cho con gái của mình. Tôi nghĩ rằng: Rất có khả năng ước mơ mà em mong muốn với ước mơ mà mẹ em mong muốn em làm là hai cái hoàn toàn khác nhau. Có thể điều Mẹ em đang muốn em theo đuổi là điều mà bà chưa từng có khả năng hoàn thành trong cuộc đời của bà được phóng chiếu lên em. Vì một cách vô thức bà muốn sống lại cuộc đời của mình một lần nữa thông qua đứa con cùng giới của mình… Do đó người mẹ phóng chiếu lên con gái mình tất cả những điều bà chưa xử lý được trong thế giới nội tâm của mình. Vì thế mà em thấy tất cả những ước mơ, hoài bão của em không được mẹ lắng nghe và thấu hiểu. Và mẹ sẽ vui hơn nếu em làm theo những điều mẹ mong muốn em thay mẹ thực hiện những ước vọng bị chôn giấu của đời mẹ…

Có thể thấy rằng MQH giữa Mẹ và những đứa con phức tạp hơn MQH giữa cha và con. Chúng ta được sinh ra từ trong bụng mẹ, và từng là 1 phần cơ thể của người Mẹ. Hình ảnh cắt dây rốn lúc một cá nhân chào đời là hình ảnh rất thiêng liêng và có ý nghĩa biểu tượng rất lớn. Cắt dây rốn có nghĩa là một phần cơ thể của người mẹ bị tách ra thành cá thể riêng biệt. Nước mắt mẹ rơi khi con chào đời là giây phút hạnh phúc nhất, nhưng về tâm lý học, nó cũng là giây phút đau đớn nhất của người mẹ. Sự đau khổ khi phải lìa xa một phần cơ thể mình mang trong 9 tháng trời này, một cách vô thức sẽ dẫn tới rất nhiều vấn đề tâm lý trong MQH mẹ - con suốt thời gian sau này.

Một điều cần nhấn mạnh là 9 tháng đầu đời của trẻ là một giai đoạn cực kỳ quan trọng định hình cách trẻ nhìn nhận về hình ảnh của chính bản thân mình khi lớn lên. Hình dung cuộc sống của một cá nhân là một ngôi nhà thì 3 năm đầu đời chính là nền móng của ngôi nhà đó. Những gì mà đứa trẻ trải qua giai đoạn này sẽ quyết định nền nhà vững hay không. Đặc biệt 9 tháng trong bụng mẹ cho đến suốt giai đoạn trẻ trước 3 tuổi, trẻ đồng bộ hoá mình với mẹ, với người nuôi dưỡng và với môi trường trẻ được nuôi dưỡng một cách hoàn toàn.

Và một bước ngoặt rất quan trọng quyết định đến mối quan hệ giữa mẹ và con nữa đó là ở độ tuổi dậy thì (12-14 tuổi). Giai đoạn này, mẹ và con cần thật sự chủ động cắt sợi dây rốn lần thứ 2 giữa 2 mẹ con. Cần sự cộng tác giữa con và mẹ để đứa con thật sự có thể tách rời khỏi hình ảnh và thế giới của người mẹ. Vì tuổi dậy thì là tuổi mà nhu cầu trở thành 1 người độc lập về mặt xã hội của trẻ hình thành. Lúc này đứa con cần thực hiện nghi lễ trưởng thành để cho biết rằng con đã sẵn sàng tách khỏi hình ảnh người mẹ , và mẹ đã sẵn sàng tách ra khỏi vai trò làm mẹ của mình. Với mẹ thì mẹ cần làm nghi lễ “để tang” cho mối quan hệ mẹ con này. Ý tôi là để tang hình ảnh mình là người mẹ, để tang việc coi con là một phần của mình, để trở về là một người phụ nữ và sống cuộc đời của chính mình. Và người con được chính thức chào đời một lần nữa, trở thành một cá thể xã hội độc lập để bước ra đời, va vấp trong cuộc sống và lớn lên từ những va vấp đó. Đây là con đường duy nhất để đứa con có thể bắt đầu hành trình trưởng thành của chúng.

  • Để được gặp gỡ và chia sẻ những vướng mắc trên hành trình chữa lành, chăm sóc thế giới tinh thần của mình, mời bạn đăng ký tham gia chương trình MEET UP | GẶP GỠ NHÀ TRỊ LIỆU, mời bạn đăng ký tại link: https://bit.ly/3U4V4e6
  • Và nếu trên hành trình chữa lành bản thân, bạn cần sự đồng hành, hỗ trợ từ Nhà trị liệu, bạn có thể tìm hiểu thông tin và đăng ký tại đây: https://bit.ly/3JmIwKd

The Domdom Healing Garden

Khu vườn chữa lành Đom Đóm - không gian trị liệu và chăm sóc thế giới tinh thần cùng bạn!

Địa chỉ:27, đường số 3, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức
Điện thoại:0932360164
Email:thedomdomhealinggarden@gmail.com

Follow Vườn

Bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ Đom Đóm?

Hãy để lại địa chỉ email để Đom Đóm thông báo cho bạn về các hoạt động và bài viết bổ ích nhé!